Giảm thiểu ô nhiễm và duy trì dòng chảy môi trường trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn

Chiều 18-4, Cục Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, phối hợp với tổ chức Đối tác quản lý môi trường các biển Đông Á (PEMSEA) tổ chức Lễ khởi động dự án “Giảm thiểu ô nhiễm và duy trì dòng chảy môi trường tại các vùng biển Đông Á thông qua việc thực hiện quản lý tổng hợp lưu vực sông tại các nước ASEAN” tại Việt Nam.

 

Lễ khởi động dự án “Giảm thiểu ô nhiễm và duy trì dòng chảy môi trường tại các vùng biển Đông Á thông qua việc thực hiện quản lý tổng hợp lưu vực sông tại các nước ASEAN” tại Việt Nam

Dự án “Giảm thiểu ô nhiễm và duy trì dòng chảy môi trường tại các vùng biển Đông Á thông qua việc thực hiện quản lý tổng hợp lưu vực sông tại các nước ASEAN” do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) uỷ thác thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ thực hiện triển khai, với mục tiêu chính là giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện nguồn nước, quản lý ô nhiễm từ các hoạt động trên đất liền ra sông và biển, duy trì dòng chảy môi trường thông qua quản lý tổng hợp lưu vực sông và vùng biển ven bờ. Dự án thực hiện tại 6 quốc gia: Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Tại Việt Nam, dự án lựa chọn triển khai trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng biển ven bờ thuộc thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Mục tiêu của dự án là xây dựng cơ chế quản lý bền vững và hiệu quả lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng biển ven bờ của hai địa phương thông qua việc áp dụng các giải pháp liên ngành, bao gồm cải thiện chất lượng nước, giảm thiểu ô nhiễm, quản lý chất thải rắn và duy trì dòng chảy môi trường.

Phát biểu tại lễ khởi động dự án, Phó Cục trưởng Cục Môi trường Nguyễn Thị Thiên Phương nhận định, lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn là một trong các lưu vực sông liên tỉnh lớn nhất Việt Nam và có lượng mưa trung bình lưu vực lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, nguồn nước trên lưu vực không dồi dào, luôn phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng. Kinh tế xã hội phát triển cùng với việc phát triển các công trình, đặc biệt công trình thuỷ điện trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn làm thay đổi dòng chảy; vấn đề đô thị hóa, công nghiệp hóa, tăng dân số làm gia tăng yêu cầu cấp nước cả về số lượng và chất lượng, gia tăng các hoạt động xả thải, nhất là nước thải chưa được xử lý đúng quy chuẩn kỹ thuật... gây sức ép lên chất lượng nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn đang đối mặt với những vấn đề về môi trường và quản lý tài nguyên nước, xâm nhập mặn, ảnh hưởng tới vùng biển ven bờ.

Phó Cục trưởng Cục Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Nguyễn Thị Thiên Phương phát biểu tại lễ khởi động dự án

“Mục tiêu của dự án phù hợp với chính sách và pháp luật của Luật bảo vệ môi trường năm 2020 về quản lý nguồn nước, nước lưu vực sông; Luật tài nguyên nước năm 2022 về quản lý tài nguyên nước lưu vực sông cũng như Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ của Việt Nam, góp phần hỗ trợ thúc đẩy thực hiện triển khai thực tiễn trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, góp phần giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước trong khu vực nói chung”, Phó Cục trưởng Cục Môi trường đánh giá.

Đồng thời cho biết, các đơn vị trực tiếp, gián tiếp thực hiện, tham gia vào dự án, gồm Cục Môi trường, các Sở Nông nghiệp và Môi trường cùng các cơ quan liên quan, các chính quyền địa phương, cộng đồng trên sông Vu gia - Thu Bồn thuộc thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam cùng các bên liên quan, sẽ tiếp nhận các hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn, tăng cường năng lực về quản lý, quản trị nguồn ra biển đối với lưu vực sông ra biển, thông qua thực hiện thí điểm trên lưu vực sông Vu Gia - Thu bồn.

Theo bà Aimee T. Gonzales, Giám đốc điều hành dự án PEMSEA, mô hình thí điểm trong khuôn khổ dự án “Giảm thiểu ô nhiễm và duy trì dòng chảy môi trường tại các vùng biển Đông Á thông qua việc thực hiện quản lý tổng hợp lưu vực sông tại các nước ASEAN” không chỉ mang lại hiệu quả tích cực về môi trường mà còn có thể được nhân rộng đến các quốc gia tham gia dự án thông qua việc nâng cao năng lực và tăng cường hợp tác.

Giám đốc điều hành dự án PEMSEA kỳ vọng các cơ quan chức năng liên ngành, liên bộ tại các quốc gia sẽ phối hợp chặt chẽ để kịp thời giải quyết những vấn đề còn tồn đọng ở các lưu vực sông và khu vực ven biển. Việc này sẽ góp phần cải thiện công tác quản lý tài nguyên nước, đặc biệt là tại khu vực thượng nguồn, đồng thời kiểm soát tốt các hoạt động gây ô nhiễm tại hạ lưu. Những nỗ lực này không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn tạo tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội, nhất là ở các khu vực lưu vực sông vốn đang chịu nhiều sức ép.

Bà Aimee T. Gonzales cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của Việt Nam trong dự án, khẳng định Việt Nam là một nhân tố chính và bày tỏ niềm tin mạnh mẽ rằng Việt Nam sẽ triển khai thành công mô hình thí điểm, góp phần vào mục tiêu chung của toàn khu vực.

Phát biểu tại lễ khởi động dự án, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Đặng Quang Vinh nhấn mạnh, việc thành phố Đà Nẵng cùng với tỉnh Quảng Nam được chọn là địa phương thực hiện dự án tại Việt Nam, trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội và môi trường đối với khu vực miền Trung, trong bối cảnh lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng đang đối mặt với nhiều thách thức về ô nhiễm môi trường.

Cụ thể như, tình trạng khai thác, sử dụng nước thiếu bền vững đang làm thay đổi chế độ dòng chảy, gây ra hiện tượng xâm nhập mặn tại sông Cầu Đỏ - nơi cung cấp nước sinh hoạt chính cho thành phố Đà Nẵng. Chất lượng nước tại nhiều khu vực trên lưu vực cũng có dấu hiệu ô nhiễm. Ngoài ra, việc suy giảm dòng chảy môi trường, xói lở bờ sông, và sự gia tăng hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ quét, cũng đang đe dọa nghiêm trọng đến an ninh nguồn nước, sinh kế của người dân và sự phát triển bền vững của khu vực.

Theo ông Vinh, dự án sẽ là cơ hội quý báu để tăng cường thể chế và năng lực quản lý môi trường liên vùng, liên ngành; thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương trong lưu vực, đặc biệt giữa Quảng Nam và Đà Nẵng; huy động được sự tham gia của các bên liên quan, từ chính quyền, doanh nghiệp đến cộng đồng dân cư. Đồng thời, đưa ra các giải pháp kỹ thuật, chính sách khả thi nhằm giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ chất lượng nước và duy trì dòng chảy môi trường, không chỉ vì lợi ích của hệ sinh thái nội địa, mà còn vì sự phát triển bền vững của các vùng biển Đông Á.

“Sở Nông nghiệp và Môi trường thành phố Đà Nẵng cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với Cục Môi trường, tỉnh Quảng Nam và các bên liên quan để thực hiện dự án đúng tiến độ, đúng mục tiêu và mang lại hiệu quả thiết thực cho cộng đồng”, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Đặng Quang Vinh khẳng định.

NGÔ HUYỀN

Tin tức - sự kiện

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

Infographic: Đà Nẵng sắp xếp còn 15 phường, xã và 01 đặc khu

Ngày 23-4, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XXII ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TU về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Đà Nẵng. Theo đó, thống nhất số lượng đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp là 16 (bao gồm 12 phường, 03 xã và 01 đặc khu).

Nỗ lực tổ chức tốt các hoạt động du lịch, góp phần tăng trưởng quý II-2025 ở mức 2 con số

Đây là phát biểu chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh tại cuộc họp về công tác chuẩn bị Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 và công tác tổ chức du lịch mùa cao điểm, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn thành phố nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) vào sáng 23-4.

Khai trương Mùa du lịch biển năm 2025: Chuỗi hoạt động hấp dẫn chờ đón người dân và du khách

Với chủ đề “Vũ điệu sóng xanh”, chương trình Khai trương mùa du lịch biển năm 2025 diễn ra từ ngày 26-4 đến 2-5-2025 gồm chuỗi 18 hoạt động hứa hẹn mang đến cho người dân, du khách những trải nghiệm đáng nhớ tại bán đảo Sơn Trà và không gian biển Đà Nẵng.

Hơn 70 tác phẩm nghệ thuật tại Triển lãm “Vọng”

HƠN 70 TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT TẠI TRIỂN LÃM MỸ THUẬT “VỌNG” ĐÀ NẴNG   Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2025), chiều 23-4, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố khai mạc Triển lãm mỹ thuật “Vọng”. Sự kiện quy tụ hơn 70 tác phẩm của 30 nghệ sĩ, thể hiện tinh thần giao thoa giữa yếu tố truyền thống và công nghệ tăng cường hiện đại.

Video: Chỉ đạo điều hành của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ngày 23-4

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng thành phố năm 2025 đạt trên 10%; Hơn 2.777 tỷ đồng đầu tư dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt 1.000 tấn theo hình thức đối tác công tư; Từ ngày 25 đến 27-4: Tổ chức quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam; Hỗ trợ xóa 224 nhà tạm, nhà dột nát; Triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi… là những thông tin chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ngày 23-4.

Asset Publisher

Navigation Menu

Navigation Menu