Nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực - Bài 2: Tăng cường trách nhiệm của đội ngũ cán bộ

(Dangbodanang.vn) - Thời gian qua, thành phố Đà Nẵng luôn chú trọng đẩy mạnh công tác cải cách hành chính (CCHC) nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy Nhà nước, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, hạn chế tham nhũng, tiêu cực. Để đạt được mục tiêu đó, thành phố luôn quan tâm đến việc chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, hướng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố nhanh và bền vững.

 

Người dân đến giải quyết thủ tục hành chính ở bộ phận "Một cửa" ở phường An Hải Nam, quận Sơn Trà

Chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính

Thực hiện CCHC, Đà Nẵng ban hành nhiều văn bản để làm cơ sở triển khai thực hiện Đề án Cải cách hành chính trong các cơ quan Đảng thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2020 - 2025, Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2030 của thành phố; Đề án Chuyển đổi số trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án Xây dựng Thành phố thông minh tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030…

Đồng thời hằng năm, thành phố ban hành các văn bản, kế hoạch chỉ đạo triển khai thực hiện CCHC, chuyển đổi số, trong đó, các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra luôn đảm bảo triển khai đầy đủ các nhiệm vụ của Trung ương giao; vừa phù hợp với tình hình thực tế của thành phố Đà Nẵng, vừa phù hợp với khả năng triển khai thực hiện của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn thành phố. Cùng với đó, thường xuyên theo dõi, cập nhật tiến độ, đôn đốc các sở, ngành, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ CCHC, chuyển đổi số đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng. Công tác sơ kết, tổng kết định kỳ được duy trì thực hiện thường xuyên, qua đó rà soát, đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc và đề ra các giải pháp tháo gỡ; đồng thời gắn kết quả thực hiện với công tác thi đua, khen thưởng, phê bình; đánh giá người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương.

Thực tiễn cho thấy, CCHC và phòng, chống tham nhũng là hai vấn đề liên quan chặt chẽ. Vì vậy, thành phố luôn quan tâm đến việc chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính; tiếp tục thực hiện đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phòng chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực. Nhiều giải pháp thực hiện có hiệu quả trong thời gian qua và tiếp tục thực hiện trong thời gian đến để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) của thành phố, như: ban hành các quyết định thành lập Đoàn kiểm tra công vụ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; kiểm soát tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao và cập nhật thường xuyên trên phần mềm Quản lý theo dõi công việc nhằm chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính và thái độ, tinh thần, trách nhiệm của CBCCVC; tăng cường công tác tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp kịp thời.

Đồng thời, thành phố tăng cường công tác tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp kịp thời, nhanh chóng thông qua nhiều kênh như: Cổng góp ý Đà Nẵng tại địa chỉ http://gopy.danang.gov.vn và Tổng đài 1022 thuộc Trung tâm Giám sát điều hành thành phố thông minh Đà Nẵng (IOC). Tất cả các ý kiến được chuyển đến cơ quan chức năng liên quan xử lý kịp thời và phản hồi qua Cổng Góp ý Đà Nẵng, đồng thời đã đồng bộ kết quả này lên Cổng dịch vụ công quốc gia để người dân biết, theo dõi. Trong năm 2024, IOC đã tiếp nhận và chuyển cơ quan chức năng xử lý 7.950 ý kiến phản ánh, góp ý của tổ chức, công dân trên địa bàn thành phố qua Cổng Góp ý Đà Nẵng. Đến nay đã có 7.727 ý kiến được xử lý, còn 223 ý kiến đang được các cơ quan chức năng xử lý. Cổng góp ý Đà Nẵng nhận 784 ý kiến phản ánh, kiến nghị từ Cổng dịch vụ công quốc gia. Các ý kiến đã được chuyển đến cơ quan chức năng tiếp nhận, kiểm tra và xử lý, đã phản hồi kết quả 765 ý kiến, còn 19 ý kiến đang được tiếp tục xử lý. Các kết quả phản hồi xử lý đều đã được đồng bộ lên Cổng dịch vụ công quốc gia để người dân biết, theo dõi. 

Bên cạnh đó, lãnh đạo thành phố thường xuyên chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức nghiêm túc quy định về tiếp và đối thoại với công dân, tổ chức, doanh nghiệp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp thiết. Qua đó nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền thành phố trong giải quyết các vấn đề phát sinh của người dân, tổ chức, củng cố lòng tin với chính quyền thành phố. Từ năm 2007, Đà Nẵng là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện khảo sát mức độ hài lòng của công dân, tổ chức đối với chất lượng cung ứng TTHC và dịch vụ công. Điều này thể hiện tiếng nói của tổ chức, công dân trong việc xây dựng và phát triển thành phố, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác CCHC hiện nay, góp phần tạo ra xu hướng cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ quan, đơn vị trong việc nâng cao mức độ hài lòng của tổ chức, công dân đối với chất lượng cung ứng dịch vụ công.

Tính đến ngày 12/12/2024, thành phố đã có 102.949 lượt đánh giá trực tuyến tại địa chỉ https://dichvucong.danang.gov.vn, trong đó tỷ lệ hài lòng đạt 99,99%. Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội và Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh thành phố đã triển khai tiến hành khảo sát độc lập, các đơn vị sở ban ngành, quận huyện bên cạnh việc khảo sát trực tuyến cũng triển khai lựa chọn một số lĩnh vực khó, nhạy cảm, nhận được nhiều phản ánh kiến nghị của người dân tổ chức để triển khai khảo sát.

Khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trong thực thi nhiệm vụ

Đẩy mạnh CCHC là cơ sở, điều kiện tiên quyết, tạo thế và đà để thành phố Đà Nẵng phát huy cơ chế đặc thù và tổ chức thực hiện hiệu quả mô hình chính quyền đô thị. Vấn đề quan trọng nhất đặt ra cấp thiết là nguồn lực con người trong định chế chính quyền đô thị bởi dù mô hình chính quyền nào, cái gốc vẫn là con người, là cán bộ trong bộ máy. Vì vậy, trong điều kiện mô hình quản lý mới, cơ chế vận hành mới theo hướng tập trung thống nhất, phân định rõ thẩm quyền, xác định rõ trách nhiệm giải trình, Đảng bộ thành phố luôn quán triệt và thực hiện nhất quán quan điểm về xây dựng đội ngũ CBCCVC cần có sự đổi mới tư duy mạnh mẽ, đổi mới phong cách, phương pháp làm việc. CBCCVC phải nhận thức rõ quyền lực đi đôi với năng lực, am hiểu sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ở từng vị trí. Phong cách làm việc trong mô hình chính quyền mới này sẽ không có chỗ đứng cho lối làm việc cầm chừng, ngại trách nhiệm, né tránh, đùn đẩy, điều mà hiện nay Đảng ta đang hết sức quan tâm và chỉ đạo thực hiện quyết liệt để tạo sự chuyển biến thực chất. Nhằm chấn chỉnh, khắc phục, đẩy lùi tình trạng trên, Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kết hợp giữa “xây” và “chống”, hướng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố nhanh và bền vững như nhiệm vụ trọng tâm, đột phá thứ nhất đã đề ra theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XXII Đảng bộ thành phố.

Để cụ thể hóa nhiệm vụ trọng tâm, đột phá thứ nhất theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XXII Đảng bộ thành phố, Thành ủy Đà Nẵng đã ban hành Đề án số 03-ĐA/TU ngày 16/8/2022 về “Một số giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ và chất lượng đội ngũ đảng viên; xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố đến năm 2030 và những năm tiếp theo”; Chương trình hành động số 17-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII) về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới gắn với Đề án số 03-ĐA/TU của Thành ủy. UBND thành phố đã ban hành Công văn số 2182/UBND-TH ngày 05/5/2023 về việc chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm triển khai Văn bản số 493/TTg-KSTT của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh thực chất, hiệu quả. Công văn số 2182/UBND-TH đã nêu rõ thời gian, mối quan hệ và trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong việc xử lý công việc, thực hiện việc giám sát các nhiệm vụ thông qua phần mềm theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ UBND thành phố giao.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc thi tuyển, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp cho CBCCVC một cách nghiêm túc, khoa học và hiệu quả để xây dựng đội ngũ CBCCVC đáp ứng kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp và sự phát triển của thành phố. Trong đó, thành phố đặc biệt quan tâm đến việc lựa chọn, bố trí công chức làm việc tại bộ phận “Một cửa” các cấp, vì đây là đội ngũ trực tiếp gặp gỡ, làm việc và giải quyết công việc cho người dân. Đồng thời tiến hành cơ cấu, sắp xếp lại đội ngũ CBCCVC các cấp bảo đảm đúng người, đúng việc; đổi mới nội dung, phương pháp đánh giá, phân loại CBCCVC theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, lượng hóa các tiêu chí đánh giá và đề cao trách nhiệm người đứng đầu... nhằm hướng đến xây dựng chính quyền “Hành động, Thân thiện”.

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác CCHC, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ thành phố ngang tầm nhiệm vụ, ngày 27/10/2023, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã ban hành Chỉ thị số 34-CT/TU về “Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, không làm đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong tình hình hiện nay” (Chỉ thị số 34-CT/TU). Chỉ thị số 34-CT/TU với quan điểm kế thừa những nội dung còn giá trị của Chỉ thị số 29-CT/TU và bổ sung những nội dung, giải pháp mới phù hợp với tình hình và yêu cầu mới để lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai trong toàn hệ thống chính trị. Chỉ thị số 34-CT/TU ra đời nhằm tăng cường quán triệt, tuyên truyền, tạo bước chuyển biến căn bản, rõ nét trong nhận thức, ý thức trách nhiệm và hành động, nhất là người đứng đầu trong việc đẩy mạnh CCHC, tăng cường kỷ luật, kỷ cương; nâng cao hiệu quả, chất lượng CCHC, chuyển đổi số, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh, chính quyền chuyên nghiệp, hiện đại, liêm chính, sáng tạo, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt người dân, tổ chức và doanh nghiệp. Chỉ thị số 34-CT/TU là một chủ trương lớn được Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng xây dựng kỹ lưỡng với quyết tâm chính trị cao, trong đó đã chỉ ra 10 biểu hiện của tình trạng né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm, không dám làm trong một bộ phận đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức. Đặc biệt, thái độ thờ ơ, vô cảm trước những lo lắng của dân, tình trạng giải quyết hồ sơ, đơn thư của công dân thường xuyên trễ hẹn, gây bức xúc. Thậm chí, không ít cán bộ nảy sinh tư tưởng “làm ít sai ít, không làm không sai”. Trên cơ sở những nguyên nhân này, Thành ủy Đà Nẵng cũng đã đưa ra 4 nhóm giải pháp để khắc phục tình trạng này và đưa ra những chế tài rất cụ thể.

Để Chỉ thị số 34-CT/TU nhanh chóng đi vào thực tiễn cuộc sống, thành phố đã tổ chức đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, triển khai cam kết và phát động phong trào đấu tranh, đẩy lùi tình trạng “né tránh, đùn đẩy, không làm đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn” trong thực thi công vụ của một bộ phận CBCCVC. Đồng thời, tăng cường vai trò, trách nhiệm theo dõi, đánh giá, nhận xét, đồng hành của ban thường vụ cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu truyền cảm hứng, động viên, tạo động lực, tinh thần làm việc để đội ngũ CBCCVC thành phố từng bước nêu cao tinh thần, trách nhiệm, nỗ lực xây dựng và phát triển thành phố. Từ Chỉ thị 34-CT/TU đến thực tiễn cuộc sống, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng xem công tác cán bộ là nhân tố then chốt nhất để phát triển kinh tế, phục vụ Nhân dân. Theo đó, thành phố sẽ tạm đình chỉ công tác, chuyển đổi, bố trí công tác khi CBCCVC không đáp ứng được yêu cầu.

Bên cạnh việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương nhằm khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trong thực thi công vụ, thành phố Đà Nẵng còn tạo môi trường để khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Trên tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Kết luận số 14-KL/TW ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã quyết định bổ sung tại Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố một nội dung quan trọng. Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng sẽ “có trách nhiệm đánh giá, nhận xét đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý có những đề xuất hoặc quyết định giải quyết các vấn đề mới, chưa có quy định của pháp luật hoặc các vấn đề vướng mắc, tồn tại nhiều năm của thành phố vì lợi ích chung” để khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm. Từ việc bổ sung nội dung mới trong Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, lãnh đạo thành phố luôn mong muốn CBCCVC, nhất là người đứng đầu nêu cao danh dự và lòng tự trọng; thấy rõ trách nhiệm của mình với Nhân dân và sự nghiệp phát triển của thành phố, quyết tâm, quyết liệt vượt qua khó khăn để làm đúng, đầy đủ trách nhiệm của mình. Nhất là, mạnh dạn đề xuất và quyết định tháo gỡ các vướng mắc, tồn tại của nhiều năm trước đây hoặc những vấn đề mới đặt ra nhưng có những mâu thuẫn trong quy định pháp luật hoặc các quy định không còn phù hợp để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra với động cơ trong sáng vì lợi ích chung của người dân và vì mục tiêu phát triển thành phố.

Với việc tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ sở pháp lý cho công tác cải cách hành chính, nghiên cứu, cắt giảm quy trình, thủ tục hành chính để đơn giản, gọn nhẹ, thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp. Cùng với đó, tăng cường đầu tư cho công nghệ thông tin và chuyển đổi số phục vụ CCHC thực chất, hiệu quả hơn, qua đó góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, sách nhiễu trong hệ thống các cơ quan hành chính.

Đồng Trì

Chỉ đạo của Thành ủy

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

Triển khai thực hiện Thông báo kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp

Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh ký công văn số 2483/UBND-STP ngày 25-4-2025 đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện triển khai thực hiện Thông báo kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Lần đầu tiên trình chiếu phim 3D Mapping tại Bảo tàng Đà Nẵng

Vào các đêm 29, 30-4 và 1-5, Bảo tàng Đà Nẵng (42 Bạch Đằng, quận Hải Châu) tổ chức trình chiếu phim 3D Mapping “Câu chuyện Đà Nẵng - The Story of Da Nang” nhân kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025). Đây là công nghệ lần đầu tiên được trình chiếu ngoài trời tại thành phố Đà Nẵng với sự kết hợp giữa âm thanh - ánh sáng - hiệu ứng hình ảnh sống động, nhằm tái hiện câu chuyện lịch sử -văn hóa - khát vọng phát triển đi lên không ngừng của thành phố Đà Nẵng.

Công bố quyết định thành lập và bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng

Sáng 29-4, UBND thành phố công bố thành lập tổ chức bộ máy và công chức lãnh đạo, quản lý Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng. Đến dự có Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Anh Thi.

Video: Chỉ đạo điều hành của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ngày 28-4

Xếp hạng Căn cứ Khu I Hòa Vang là di tích Lịch sử cấp thành phố; Thành lập Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất 05 năm của thành phố Đà Nẵng; Giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ năm 2025 cho Sở Xây dựng; Kiện toàn thành viên Hội đồng thẩm định giá tài sản kết cấu hạ tầng nước sạch nông thôn tập trung; Kiện toàn Quỹ Phòng, chống thiên tai thành phố Đà Nẵng… là những thông tin chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ngày 28-4.

Nghị quyết về xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng

(Dangbodanang.vn) - Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng vừa ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TU ngày 26-4-2025 về xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng.

Asset Publisher

Navigation Menu

Navigation Menu