Huỳnh Thị Bảo Hòa – Cây bút nữ đầu tiên của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam

Nữ sĩ Bảo Hòa

Đã từ lâu, giới nghiên cứu văn học sử yên tâm cho rằng khởi đầu nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam là tác phẩm Tố Tâm (1925) của Hoàng Ngọc Phách, còn tập Răng đen của nữ sĩ Anh Thơ (1943) viết về thân phận người phụ nữ Việt Nam là tác phẩm văn xuôi đầu tiên của một cây bút nữ. Tuy nhiên, do những phát hiện gần đây cho biết quyển tiểu thuyết đầu tiên trong văn học hiện đại đầu thế kỷ XX là cuốn tiểu thuyết Tây phương mỹ nhơn của Huỳnh Thị Bảo Hòa, dày 76 trang, khổ 14 x 20cm, nhà in Bảo Tồn (36 bis, phố Bonard, Sài Gòn), 1927, tức là trước tác phẩm Răng đen 16 năm, sau tiểu thuyết Tố Tâmcủa Hoàng Ngọc Phách 2 năm. Sách do Huỳnh Thúc Kháng và nhà báo Bùi Thế Mỹ đề Tựa, nhà thơ Tản Đà viết Lời tặng. Chủ đề của sách nhằm đề cao đức chung thủy, tiết nghĩa của người phụ nữ, dù là người thuộc quốc tịch khác. Nội dung của truyện tóm tắt như sau: Minh Châu và Tuấn Ngọc thuộc một gia đình khá giả ở đất Tam Kỳ. Gia đình này bị phá sản do sự nhũng nhiễu, vu khống để ăn hối lộ của đám quan chức hàng huyện, do đó hai người phải bỏ học nửa chừng. Khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra (1914-1918), thực dân Pháp mộ lính Việt sang phục vụ chiến tranh ở Pháp. Lợi dụng cơ hội này cả Minh Châu và Tuấn Ngọc đã đầu quân sang Pháp. Tại đây, Tuấn Ngọc đã gặp một nữ khán hộ người Pháp là Bạch Lan, và hai người đã phải vượt qua bao nhiêu khó khăn, trở ngại để đi đến hôn nhân. Chiến tranh kết thúc, hai anh em về nước. Cô gái Pháp Bạch Lan mang thai, sau đó đã vượt trùng dương sang Việt Nam tìm gặp chồng.

 

Ở phần “Tiểu dẫn” tác giả cũng đã bộc lộ rõ ý đồ sáng tác của mình là đề cao tiết nghĩa, lòng chung thủy, dù đó là một phụ nữ ở trời Tây, nơi quyền tự do cá nhân được đề cao. Tác giả viết: “Một người có đức hạnh, có tài hoa hơn người, dầu là ở nước nào cũng đáng quý trọng, vì là cái gương chung cho hậu thế”. Đề tài hiện đại được thể hiện bằng văn quốc ngữ, nhưng tác giả vẫn chưa thoát khỏi lối kết cấu chương hồi theo tiểu thuyết cổ Trung Hoa. Ví như ở hồi 1 có hai câu thơ mở đầu dẫn vào cốt truyện: “Cơn ngộ biến học đường lỡ bước, lúc sa cơ phú hộ từ hôn”.

 

Phê bình tác phẩm này, nhà văn Thiếu Sơn viết: “Câu chuyện lý thú được nhiều người truyền tụng và đã được các báo hoan nghinh, nhưng cách phô diễn còn kém bề linh hoạt, tác giả còn chịu ảnh hưởng cựu học, và hầu như không biết gì đến cái nghệ thuật của văn học phương Tây” (Phụ nữ tân văn, số 231, ngày 1-1-1934).

 

Nhà nghiên cứu Trương Duy Hy đã dày công phăng tìm được tác giả của Tây phương mỹ nhơn và cho biết tác giả Huỳnh Thị Bảo Hòa  tên  thật  là  Huỳnh  Thị  Thái, sinh  năm  1896  tại  làng  Đa Phước, huyện Hòa Vang, nay thuộc xã Hòa Minh, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Lúc nhỏ bà học chữ Hán, sau theo học chữ quốc ngữ. Trưởng thành, bà kết duyên cùng với ông Vương Khả Lâm và theo chồng về sống ở Đà Nẵng. Sớm chịu ảnh hưởng của phong trào Cải lương, phong trào Duy tân đang bùng phát trên khắp đất nước những thập niên đầu thế kỷ XX, bà nhanh chóng thích nghi với xã hội đô thị, và trở thành người phụ nữ tân tiến lúc bấy giờ, tổ chức diễn thuyết, viết báo, hô hào giải phóng phụ nữ, cổ vũ học chữ quốc ngữ… Bà là nữ thông tín viên thường trực của tờ Thực nghiệp dân báo ở Đà Nẵng, viết bài đăng ở các báo khác như Nam phong (Hà Nội), Tiếng dân (Huế), Đông Pháp thời báo (Sài Gòn). Ngoài quyển tiểu thuyết Tây phương mỹ nhơn, bà còn viết cuốn Chiêm Thành lược khảo (1941).

 

Sự phát hiện Tây phương mỹ nhơn, giúp cho các nhà nghiên cứu lịch sử văn học ghi nhận thêm một sự thật  lịch sử và đóng góp của một nhà văn nữ quê ở Quảng Nam - Đà Nẵng vào nền văn học hiện đại đầu thế kỷ. 

Những mốc son lịch sử

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

Cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp đầu tiên của quân và dân ta ở mặt trận Đà Nẵng năm 1858

Ở thế kỷ XIX, Việt Nam nằm trong tầm ngắm của thực dân Pháp trong kế hoạch giành giật thị trường và mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Đà Nẵng được coi như một cửa ngõ chiến lược để xâm lược Việt Nam.

Đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng (8-3-1965)

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản, đế quốc Mỹ quyết định đưa quân chiến đấu trên bộ vào miền Nam và thực hiện chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ở miền Bắc. Sau khi đưa một đại đội máy bay F.105 vào Biên Hòa và một tiểu đoàn tên lửa HAWK vào Đà Nẵng, ngày 8-3-1965, đại đội đầu tiên của tiểu đoàn thủy quân lục chiến số 9 của Mỹ đổ bộ lên bãi biển Phú Lộc (nay thuộc quận Thanh Khê). Đến chiều cùng ngày, tiểu đoàn 2 thuộc lữ đoàn nói trên được không vận từ căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa (Nhật Bản) đáp xuống sân bay Đà Nẵng. Đây là những đơn vị lính thủy đánh bộ đầu tiên của Mỹ được đưa vào miền Nam, trực tiếp tham chiến.

Pháp lập thành phố nhượng địa Đà Nẵng (3-10-1888)

Dưới sức ép của thực dân Pháp, ngày 25-8-1883, triều đình Huế buộc phải ký với chúng "Hiệp ước hòa bình" (còn gọi là hiệp ước Harmand), qua đó chính thức công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Trung Kỳ. Theo điều 6 và 7 của Hiệp ước này, ngoài việc yêu cầu mở cửa Đà Nẵng để thông thương còn quy định rằng Pháp sẽ được phép lập các khu nhượng địa (concession) ở đây. Cho đến bản Hiệp ước ký ngày 6-6-1884 (còn gọi là Hiệp ước Patenôtre) thì căn bản Việt Nam đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp dưới nhiều chế độ cai trị khác nhau

Cuộc nổi dậy làm chủ của nhân dân Đà Nẵng từ tháng 3 đến tháng 5-1966, đỉnh cao của phong trào đô thị miền Nam thời chống Mỹ

Do mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ đám tay sai chóp bu của Mỹ ở Sài Gòn, cái gọi là “Hội đồng quân sự” do Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ cầm đầu đã ra lệnh cách chức trung tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh quân đoàn I, ngày 10-3-1966. Nhận được tin Thi bị cách chức, vào lúc 17 giờ ngày 11-3-1966, khoảng 300 sĩ quan và binh lính thuộc phe cánh ông ta ở miền Trung họp mít tinh ở hội trường Trưng Vương (Đà Nẵng) “yêu cầu chính phủ trung ương phục chức cho trung tướng Nguyễn Chánh Thi”, đồng thời thành lập “Ủy ban quân dân vùng I chiến thuật” để làm áp lực với chính quyền trung ương.

Chiến thắng lịch sử trên đèo Hải Vân trong kháng chiến chống Pháp (24-1-1949)

Hải Vân, con đèo hùng vĩ và đẹp nhất nước, từng được sử sách xưa xếp vào loại “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Nhưng đối với các đạo quân xâm lược, thì nơi đây đã ghi lại bao nỗi đau buồn.

アセットパブリッシャー

ナビゲーションメニュー

ナビゲーションメニュー