Khí hậu, Thiên tai và biến đổi khí hậu

Khí hậu của Đà Nẵng khắc nghiệt, mùa mưa và mùa khô phân biệt rõ rệt và đến muộn hơn các tỉnh phía Bắc 2 tháng. Mùa khô hạn kéo dài trong 6 tháng gây nên tình trạng hạn hán nghiêm trọng, mức nước các dòng sông xuống thấp, nước mặn xâm nhập sâu vào các dòng sông, ảnh hưởng lớn đến vị trí lấy nước cấp cho thành phố.

1. Khí hậu:

Do vị trí địa lý và đặc điểm địa hình nên Đà Nẵng ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, chế độ nhiệt ít chênh lệch giữa mùa hè và mùa đông, ở mức khoảng 3-5°C.

a. Nhiệt độ: 

Nhiệt độ cao nhất trung bình của Đà Nẵng là 29°0C và nhiệt độ thấp nhất trung bình là 22°7C. Biên độ dao động nhiệt giữa các ngày và các tháng liên tiếp trong năm khoảng 3-5°C. Cụ thể như sau:

Nội dung Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm 25°6C
Nhiệt độ cao nhất trung bình 29°0C
Nhiệt độ thấp nhất trung bình 22°7C
Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 40°9C
Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 10°2C

b. Độ ẩm không khí:

Thành phố Đà Nẵng có độ ẩm không khí trrung bình năm là 82%, trong đó, độ ẩm không khí cao nhất trung bình là 90%. Cụ thể như sau:

Nội dung Độ ẩm
Độ ẩm không khí trung bình năm 82%
Độ ẩm không khí cao nhất trung bình 90%
Độ ẩm không khí thấp nhất trung bình 75%
Độ ẩm không khí thấp nhất tuyệt đối 10%

c. Mưa:

Lượng mưa trung bình năm của thành phố Đà Nẵng đạt 2.066mm. Trong đó, lượng mưa ngày lớn nhất là 332mm; ngày mưa trung bình năm là 144 ngày.

Nội dung Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm 2.066mm
Lượng mưa năm lớn nhất (1964) 3.307mm
Lượng mưa năm nhỏ nhất (1974) 1.400mm
Lượng mưa ngày lớn nhất 332mm
Số ngày mưa trung bình năm 144 ngày
Số ngày mưa trung bình nhiều nhất / tháng 22 ngày

d. Nắng:

Số giờ nắng trung bình của Đà Nẵng là 2.158 giờ/năm. Trong đó, số giờ nắng trung bình nhiều nhất là 248 giờ/tháng và số giờ nắng trung bình ít nhất là 120 giờ/tháng

e. Bốc hơi mặt nước

Lượng bốc hơi trung bình đạt 2.107mm/năm. Trong đó, lượng bốc hơi trung bình nhiều nhất là 241mm/năm; lượng bốc hơi trung bình thấp nhất là 119mm/năm.

f. Mây:

- Trung bình lưu lượng toàn thể: 5,3

- Trung bình lưu lượng hạ tầng: 3,3

g. Gió:

- Hướng gió thịnh hành mùa hè (tháng 4-9): gió Đông

- Tốc độ gió trung bình: 3,3m/s; 14m/s

- Hướng gió thịnh hành mùa Đông (tháng 10-3): gió Bắc, gió Tây Bắc

- Tốc độ gió mạnh nhất: 20-25m/s

- Trong một số trường hợp có bão, tốc độ lên tới 40m/s

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Tốc độ gió

Trung bình

4,4

4,2

4,5

4,5

4,2

4,0

4,2

4,6

5,0

4,3

 

 

Tốc độ gió

Mạnh nhất

19

18

18

18

25

20

27

17

28

40

24

18

Hướng gió

B

B

B

B

TN

B

TN

TB, T

ĐB

TB

B

ĐB, B

Bảng: Tốc độ gió trung bình & gió mạnh nhất trong năm

* Ghi chú:       

- Tốc độ tính m/s

- Hướng gió: B: Bắc; N: Nam; Đ: Đông; T: Tây; TB: Tây Bắc; ĐB: Đông Bắc; TN: Tây Nam.

2. Thiên tai và biến đổi khí hậu:

Đà Nẵng chịu ảnh hưởng chung trong khu vực Trung Trung Bộ như thuỷ triều, gió bão, động đất và sóng thần. Bão ở Đà Nẵng thường xuất hiện ở các tháng 1, 10, 12; bão thường có cấp 9-10, kéo theo mưa to, kéo dài và có nguy cơ gây ngập lụt.


Bản đồ nguy cơ ngập ứng với mực nước biển dâng 100cm

Trong kịch bản biến đổi khí hậu, nếu mực nước biển dân 100 cm, khoảng 1,13% diện tích của thành phố Đà Nẵng có nguy cơ bị ngập, trong đó quận Liên Chiểu (4,92% diện tích), Ngũ Hành Sơn (4,6% diện tích) có nguy cơ cao nhất.

Quận / huyện

Diện tích (ha)

Nguy cơ ngập (% diện tích) ứng với các mực nước biển dâng

50 cm

60 cm

70 cm

80 cm

90 cm

100 cm

Hòa Vang

73.625

0,19

0,23

0,29

0,34

0,39

0,44

Cẩm Lệ

3.479

1,61

1,72

1,83

1,96

2,09

2,23

Hải Châu

2.081

1,76

1,89

2,00

2,14

2,27

2,42

Liên Chiểu

7.991

3,27

3,71

4,08

4,39

4,67

4,92

Ngũ Hành Sơn

3.903

3,53

3,71

3,92

4,14

4,35

4,60

Sơn Trà

5.779

0,82

0,83

0,89

1,06

1,15

1,25

Thanh Khê

921

0,51

0,57

0,63

0,70

0,79

0,86

Thành phố

97.778

0,70

0,78

0,87

0,96

1,04

1,13

Bảng: Nguy cơ ngập đối với thành phố Đà Nẵng

CỔNG TTĐTTP TỔNG HỢP 

(THAM KHẢO TỪ BAN THUYẾT MINH ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045; NIÊN GIÁM THỐNG KÊ: 2018 - 2019)

Điều kiện tự nhiên

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2; trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 241,51 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.041,91 km2. Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông. Vùng đất liền nằm ở 15055' đến 16014' vĩ độ Bắc, 107018' đến 108020' kinh độ Đông, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông. Vùng biển gồm quần đảo Hoàng Sa nằm ở 15045’ đến 17015’ vĩ độ Bắc, 1110 đến 1130 kinh độ Đông, cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía Nam. Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Vị trí địa lý và quan hệ vùng

Đà Nẵng là thành phố lớn thứ 4 ở Việt Nam sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải Phòng về đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội. Nằm trên bờ Biển Đông có cửa sông Hàn, Đà Nẵng là một trong những thành phố cảng có vị trí chiến lược của miền Trung Việt Nam và là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương.

Tài nguyên thiên nhiên

Theo nguồn gốc phát sinh, phần lục địa của Đà Nẵng bao gồm 3 loại đất: Đất vùng núi và gò đồi; Đất vùng đồng bằng; Nhóm đất cồn cát ven biển. Nguồn khoáng sản của thành phố có đá cẩm thạch ở Non Nước - Ngũ Hành Sơn, cát thạch anh ở Hòa Khánh, cát thủy tinh ở Nam Ô, than bùn ở Bàu Tràm, Bàu Sấu, Hòa Tiến, nhóm vật liệu xây dựng ở Hòa Mỹ và Hòa Tiến.

Thủy văn

Nhìn chung các dòng sông chảy qua Đà Nẵng đều mang các đặc tính của vùng duyên hải miền Trung, độ dài ngắn, độ dốc lớn, dao động mực nước và lưu lượng nước đều lớn, nghèo phù sa. Mùa mưa, nước sông lên cao nhanh gây lũ lụt cho vùng hạ lưu nhưng thời gian lũ ngắn chỉ kéo dài trong một vài ngày. Mùa khô nguồn sinh thủy thu hẹp, mực nước sông xuống thấp gây mặn cho toàn vùng hạ lưu sông, thời gian mặn kéo dài khoảng 1 tháng. Biển Đà Nẵng chịu chế độ bán nhật triều mỗi ngày lên xuống 2 lần, biên độ dao động khoảng 0,6m.

Địa hình, địa mạo

Địa hình thành phố Đà Nẵng đa dạng, bị chia cắt mạnh, hướng dốc từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam, có thể chia thành 3 dạng địa hình chính: Địa hình núi cao; Địa hình đồi gò; Địa hình đồng bằng.

アセットパブリッシャー

ナビゲーションメニュー

ナビゲーションメニュー