Khu công nghệ cao Đà Nẵng

Khu công nghệ cao (CNC) Đà Nẵng thành lập vào tháng 10/2010, trên diện tích 1.129,76ha tại hai xã Hòa Liên và Hòa Ninh thuộc huyện Hòa Vang với 7 phân khu chức năng. Công trình nằm trên tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Dung Quất, nối liền các khu kinh tế trọng điểm miền Trung như: Khu Kinh tế Chân Mây (tỉnh Thừa Thiên - Huế), Khu Kinh tế Chu Lai (tỉnh Quảng Nam), Khu Kinh tế Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi). Đây là khu CNC đa chức năng thứ ba của cả nước sau khu CNC Hòa Lạc - Hà Nội và khu CNC thành phố Hồ Chí Minh.

Với mục tiêu hướng đến lực lượng sản xuất mới với trình độ cao, thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ đồng thời ươm tạo các doanh nghiệp công nghệ cao, phát triển thị trường khoa học - công nghiệp của miền Trung và Tây Nguyên; Khu CNC Đà Nẵng khi đi vào hoạt động sẽ tạo nền tảng cho việc phối hợp sản xuất – nghiên cứu – phát triển nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế thành phố và thu hút ngày càng nhiều các dự án đầu tư nước ngoài về sản xuất CNC như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Mỹ…

Duy trì mục tiêu trên, khu CNC Đà Nẵng đã xác định 6 nhóm ngành nghề khuyến khích đầu tư, bao gồm: công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thủy sản và y tế; công nghệ vi điện tử, cơ điện tử và quang điện tử; công nghệ tự động hóa và cơ khí chính xác; công nghệ vật liệu mới, năng lượng mới; công nghệ thông tin, truyền thông và phần mềm Tin học; công nghệ môi trường, công nghệ phục vụ hóa dầu và một số công nghệ đặc biệt khác. Trước mắt, khu CNC Đà Nẵng đã thu hút hai nhà đầu tư đầu tiên với dự án Tokyo Keiki Precision Technology (tổng vốn đầu tư 40 triệu USD) và  dự án Niwa Foundry Việt Nam (tổng vốn đầu tư 21,87 triệu USD). 

Các thủ tục khi đầu tư vào khu CNC cũng đơn giản hóa; các quy trình đầu tư được sơ đồ hóa rõ ràng, minh bạch với thời gian giải quyết cụ thể, tiến tới việc thực hiện theo tiêu chuẩn ISO; các tài liệu đều được dịch sang tiếng Anh và các ngôn ngữ khác như tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Trung…nhằm cải thiện môi trường đầu tư và kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư.

Mô hình Trạm xử lý nước thải Khu Công nghệ cao Đà Nẵng

Không chỉ thu hút với đầu tư bởi các lĩnh vực và xu hướng phát triển, Khu CNC Đà Nẵng còn tọa lạc ở một vị trí lý tưởng với môi trường sinh thái hài hòa, môi trường tự nhiên trong sạch, có đồng bằng, có núi, có rừng cây xanh, gần sông Cu Đê và gần Khu du lịch Bà Nà. Trong ranh giới quy hoạch còn có hồ Hoà Trung với diện tích mặt nước hơn 86 ha, ảnh hưởng tích cực đến môi trường sinh thái và công tác xây dựng cảnh quan trong Khu công nghệ cao. 

Hệ thống thoát nước trong Khu CNC được thiết kế theo hai hướng riêng biệt, trong đó nước bẩn sẽ được chuyển vào làm sạch ở nhà máy xử lý trước khi đổ ra bên ngoài, và nước mưa đưa thẳng ra ngoài qua hệ thống cống dẫn và các hố thu nước mưa. Nhà máy xử lý nước thải được đầu tư xây dựng với diện tích 2 ha và công suất thiết kế 18.000 m3/ngày đêm, đảm bảo xử lý triệt để nguồn nước thải của Khu CNC đạt mức B theo QCVN 40:2011/BTNMT với các hệ số Kq=0,9 và Kf=0,9 trước khi xả thải.

Các tuyến giao thông Khu CNC bao gồm: đường Trung tâm có mặt cắt ngang 51m, các trục phân khu 22,5m ÷ 33m và các tuyến đường nội bộ trong từng khu chức năng có mặt cắt ngang 8m ÷ 15m.

Nguồn nước cung cấp cho Khu CNC Đà Nẵng dự kiến được lấy từ Nhà máy nước Hòa Liên có công suất 240.000 m3/ngày đêm. Hiện nhà máy đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và sẽ hoàn thành vào năm 2018.

Nguồn cung cấp điện là trạm biến áp 110/22kV Hòa Liên với quy mô công suất 2x63MVA. Dự kiến năm 2015 sẽ đưa vào vận hành trước 01 máy biến áp 63MVA. Đường dây 110kV mạch kép cấp điện cho trạm sẽ đấu nối chuyển tiếp trên mạch đường dây 110kV Hòa Khánh - Hầm Hải Vân.

 

HỘI AN - HƯƠNG XUÂN

Tổng quan các khu công nghiệp

Thông tin đầu tư

Thông tin đầu tư

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

Khu công nghiệp Đà Nẵng

Khu công nghiệp (KCN) Đà Nẵng do Công ty Liên doanh MASSDA làm chủ đầu tư với tổng diện tích 50,1 ha, trong đó có 41.87 ha đất công nghiệp có thể cho thuê. KCN Đà Nẵng được thành lập theo Giấy Phép đầu tư số 689/GP ngày 21-10-1993 của UBNN về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tại quận Sơn Trà, nằm cách cảng biển Tiên Sa 6 Km về phía nam, cách Sân bay quốc tế Đà Nẵng 5km về phía Đông và cách trung tâm thành phố Đà Nẵng gần 2km.

Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng

Khu công nghiệp (KCN) Hòa Khánh mở rộng được thành lập theo Quyết định số 2001/QĐ-UB ngày 25-3-2004 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng. KCN Hòa Khánh mở rộng nằm dọc quốc lộ 1A, thuộc quận Liên Chiểu. KCN Hòa Khánh mở rộng nằm trên trục đường giao thông quan trọng, kết nối thuận lợi với thị trường trong nước (đi các tỉnh vùng Tây Nguyên , Bình Định, Nha Trang...) cũng như dễ dàng tiếp cận thị trường Lào, Thái Lan, Myanmar.

Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng

Khu công nghiệp (KCN) Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng (DVTS) thành lập theo Quyết định số 5210/QĐ-UB ngày 4-9-2001 trên cơ sở gộp các cụm công nghiệp thủy sản hiện có trên địa bàn thành phố do Sở Thủy sản – Nông lâm làm chủ đầu tư. Đến tháng 12-2002, KCN DVST Đà Nẵng được chuyển giao cho Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng KCN Đà Nẵng làm chủ đầu tư. KCN DVTS Đà Nẵng hoạt động ở 2 lĩnh vực: công nghiệp chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần cảng cá.

Khu Công nghiệp Liên Chiểu

Thành lập từ 18/4/1998, Khu Công nghiệp (KCN) Liên Chiểu được xây dựng trên khu đất nằm phía Tây Bắc thành phố với tổng diện tích quy hoạch 289,35ha. Đây là khu công nghiệp lớn và hiện đại của thành phố nằm trong quần thể kiến trúc tổng hợp bao gồm khu công nghiệp, khu đô thị, khu vui chơi giải trí và dịch vụ do Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn – Đà Nẵng làm chủ đầu tư.

Tổng giá trị sản lượng nông nghiệp cả năm ước đạt hơn 2.200 tỷ đồng

Sáng 31-12, Hội Nông dân thành phố tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Thành hội (lần thứ 5) khóa VII. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phùng Tấn Viết đến dự.

アセットパブリッシャー

ナビゲーションメニュー

ナビゲーションメニュー