Ngũ phụng tề phi (1898)

Nói đến Quảng Nam, bên cạnh truyền thống đi đầu trong chống ngoại xâm, nhiều người thường nhắc đến truyền thống hiếu học của con người nơi đây. Điều đó có thể chứng minh qua danh sách số người đỗ đạt trong 32 khoa thi hương ở trường thi Thừa Thiên dưới triều Nguyễn (1817 - 1918) được ghi trong sách Quốc triều hương khoa lục. Trong số 911 người đăng khoa, Quảng Nam có 252 người đỗ liên tiếp cả 32 khoa. Về đại khoa, Quảng Nam có 14 tiến sĩ, 24 phó bảng trong tổng số 558 vị của cả nước.

Nhiều nhà nghiên cứu, nhà viết sử xếp Quảng Nam vào loại “đất học”. Tất nhiên không thể nào so sánh được với vùng đất có lịch sử lâu đời như Thăng Long “Nghìn năm văn vật”, như đất Kinh Bắc nơi sản sinh “một bồ ông cống, mốt đống ông nghè, một bè tiến sĩ…”, bởi vì Quảng Nam được khai phá muộn hơn sau nhiều thế kỷ(1). Có nhiều nhà khoa bảng cũng là một tiêu chí để xem xét, nhưng có lẽ điều đáng chú ý hơn là tinh thần hiếu học, trọng việc học, biết khắc phục khó khăn, nghèo khổ để theo việc học hành như một nét trội của một cộng đồng. Sách Đại Nam nhất thống chí, tỉnh Quảng Nam trong mục “phong tục” viết: “Đàn ông lo việc cày ruộng, trồng dâu, đàn bà chuyên nghề nuôi tằm, dệt cửi, núi sông thanh tú cho nên nhiều người có tư chất thông minh, dễ học”(2).

Đề cập đến việc giáo dục và truyền thống hiếu học của người Quảng Nam, người ta hay nhắc đến “Ngũ phụng tề phi” (5 người cùng đỗ đại khoa một lượt) “Tứ kiệt” (4 người cùng đỗ phó bảng khoa thi Tân Sửu (1901) là Nguyễn Đình Hiến, Phan Châu Trinh, Võ Vỹ, Nguyễn Mộng Hoán), “Tứ hổ” (4 người cùng đỗ thủ khoa trong các khoa thi kế tiếp nhau là Phạm Liệu, Huỳnh Hanh (tức Huỳnh Thúc Kháng), Nguyễn Đình Hiến, Võ Hoành)…
 
Ở đây, chỉ xin nói đến “Ngũ phụng tề phi”. Về nguồn gốc của 4 chữ này xuất phát từ câu chuyện đời nhà Thanh bên Trung Hoa có một khoa thi, khảo quan chấm 5 người đỗ tiến sĩ đều sinh quán ở một làng. Nhân đó, vua Thanh ban cho 4 chữ “Ngũ phụng tề phi”. Nghĩa là 5 con phụng cùng bay.
 
Tại Việt Nam, triều Thành Thái thứ 10 (1898), tỉnh Quảng Nam có 5 sĩ tử đỗ cùng khoa Mậu Tuất, trong đó có 3 tiến sĩ là Phạm Liệu, Phan Quang, Phạm Tuấn và 2 phó bảng là Ngô Chuân (hay Ngô Lý), Dương Hiển Tiến. Lúc bấy giờ Tổng đốc Quảng Nam là Đào Tấn (người Bình Định) và Đốc học là Trần Đình Phong (quê Nghệ An) được tin này, cho đó là một vinh hạnh lớn cho đất Quảng Nam, bèn lấy tích xưa đem ban cho 5 vị tân khoa. Và cho thợ thêu 5 con chim phụng trên một tấm thục, gồm 3 con ở tư thế sải cánh (tượng trưng cho 3 tiến sĩ) và 2 con tư thế xếp cánh (tượng trưng cho 2 phó bảng), đem treo tại dinh Tổng đốc trong buổi lễ đón các tân khoa vinh quy.

(1) Thừa tuyên Quảng Nam và vệ Thăng Hoa ra đời sau chiến thắng Trà Bàn của Lê Thánh Tông (1471). Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, Sđd, tr. 453.

(2) Đại Nam nhất thống chí, tập 5, (bản thời Duy Tân), Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, 1964, tr. 15.

Những mốc son lịch sử

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

Cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp đầu tiên của quân và dân ta ở mặt trận Đà Nẵng năm 1858

Ở thế kỷ XIX, Việt Nam nằm trong tầm ngắm của thực dân Pháp trong kế hoạch giành giật thị trường và mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Đà Nẵng được coi như một cửa ngõ chiến lược để xâm lược Việt Nam.

Đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng (8-3-1965)

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản, đế quốc Mỹ quyết định đưa quân chiến đấu trên bộ vào miền Nam và thực hiện chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ở miền Bắc. Sau khi đưa một đại đội máy bay F.105 vào Biên Hòa và một tiểu đoàn tên lửa HAWK vào Đà Nẵng, ngày 8-3-1965, đại đội đầu tiên của tiểu đoàn thủy quân lục chiến số 9 của Mỹ đổ bộ lên bãi biển Phú Lộc (nay thuộc quận Thanh Khê). Đến chiều cùng ngày, tiểu đoàn 2 thuộc lữ đoàn nói trên được không vận từ căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa (Nhật Bản) đáp xuống sân bay Đà Nẵng. Đây là những đơn vị lính thủy đánh bộ đầu tiên của Mỹ được đưa vào miền Nam, trực tiếp tham chiến.

Pháp lập thành phố nhượng địa Đà Nẵng (3-10-1888)

Dưới sức ép của thực dân Pháp, ngày 25-8-1883, triều đình Huế buộc phải ký với chúng "Hiệp ước hòa bình" (còn gọi là hiệp ước Harmand), qua đó chính thức công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Trung Kỳ. Theo điều 6 và 7 của Hiệp ước này, ngoài việc yêu cầu mở cửa Đà Nẵng để thông thương còn quy định rằng Pháp sẽ được phép lập các khu nhượng địa (concession) ở đây. Cho đến bản Hiệp ước ký ngày 6-6-1884 (còn gọi là Hiệp ước Patenôtre) thì căn bản Việt Nam đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp dưới nhiều chế độ cai trị khác nhau

Cuộc nổi dậy làm chủ của nhân dân Đà Nẵng từ tháng 3 đến tháng 5-1966, đỉnh cao của phong trào đô thị miền Nam thời chống Mỹ

Do mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ đám tay sai chóp bu của Mỹ ở Sài Gòn, cái gọi là “Hội đồng quân sự” do Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ cầm đầu đã ra lệnh cách chức trung tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh quân đoàn I, ngày 10-3-1966. Nhận được tin Thi bị cách chức, vào lúc 17 giờ ngày 11-3-1966, khoảng 300 sĩ quan và binh lính thuộc phe cánh ông ta ở miền Trung họp mít tinh ở hội trường Trưng Vương (Đà Nẵng) “yêu cầu chính phủ trung ương phục chức cho trung tướng Nguyễn Chánh Thi”, đồng thời thành lập “Ủy ban quân dân vùng I chiến thuật” để làm áp lực với chính quyền trung ương.

Chiến thắng lịch sử trên đèo Hải Vân trong kháng chiến chống Pháp (24-1-1949)

Hải Vân, con đèo hùng vĩ và đẹp nhất nước, từng được sử sách xưa xếp vào loại “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Nhưng đối với các đạo quân xâm lược, thì nơi đây đã ghi lại bao nỗi đau buồn.

アセットパブリッシャー

ナビゲーションメニュー

ナビゲーションメニュー