Xã Hòa Tiến 3 lần được phong danh hiệu Anh hùng

Xã Hòa Tiến thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, phía đông giáp xã Hòa Châu, phía tây và phía bắc giáp con sông Yên, ranh giới tự nhiên giữa Hòa Tiến với ba xã Hòa Khương, Hòa Phong và Hòa Thọ, phía nam giáp huyện Điện Bàn. Xã Hòa Tiến trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ là bàn đạp để cán bộ và lực lượng vũ trang xâm nhập thành phố Đà Nẵng.

 

Thời kháng chiến chống Pháp, mặc dù đồn và tháp canh địch đóng dày đặc, nhưng là xã có phong trào chiến tranh du kích mạnh của huyện Hòa Vang. Bước sang thời kháng chiến chống Mỹ, địch đã xúc tát dân, biến nơi đây thành vành đai trắng để bảo vệ sân bay và toàn bộ khu liên hợp quân sự Đà Nẵng, nhưng người dân ở đây đã biến Hòa Tiến thành vành đai diệt Mỹ, trong hệ thống vành đai diệt Mỹ của phía bắc Quảng Nam - Đà Nẵng.

 

Tổng kết chiến tranh, xã Hòa Tiến có 876 liệt sĩ, 87 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 300 thương binh, 250 trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, hơn 2.000 lượt người bị bắt, tù đày ở các nhà lao của huyện, của tỉnh và Côn Đảo.

 

Ngày 20-12-1994, Hòa Tiến được Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

 

Trong 25 năm phục hồi sản xuất, hàn gắn vết thương chiến tranh, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới, Hòa Tiến đã đạt được những thành tích trong sản xuất và cải thiện đời sống. Đã đưa năng suất lúa từ 5,7 tấn (năm 1975) lên 15 tấn/hécta/năm (năm 2000). Trong xã không còn hộ đói, hộ nghèo còn dưới 10%.

 

Nhân dân đã tự nguyện đóng góp công sức cùng Nhà nước nâng cấp 42km đường nông thôn đảm bảo cho ôtô đi lại cả mùa nắng lẫn mùa mưa, đã được Bộ Giao thông - Vận tải tặng bằng khen “Đơn vị dẫn đầu về phát triển giao thông nông thôn”. Chợ búa, trường học trong xã được xây dựng khang trang sạch đẹp. Nằm sát nách thành phố Đà Nẵng, nhưng trên địa bàn xã không để xảy ra tệ nạn xã hội: cờ bạc, ma túy, mại dâm, cướp giật, không có vụ trọng án nào xảy ra.

 

Với thành tích đã đạt được trong 25 hòa bình xây dựng, Hòa Tiến được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động ngày 24-8-2000.

 

Lực lượng công an xã đã góp phần quan trọng, bảo vệ an ninh trật tự, bắt giữ 12 đối tượng truy nã từ nơi khác đến. Trong 2 cơn lũ lịch sử 1998-1999, các chiến sĩ công an xã Hòa Tiến đã dũng cảm, mưu trí, xông pha trong gió bão, trong dòng nước lũ, cứu hộ, đưa đón hàng ngàn người dân đến nơi an toàn. Ngày 29-8-2000, Nhà nước đã phong tặng công an xã Hòa Tiến danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. 

Những mốc son lịch sử

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

Cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp đầu tiên của quân và dân ta ở mặt trận Đà Nẵng năm 1858

Ở thế kỷ XIX, Việt Nam nằm trong tầm ngắm của thực dân Pháp trong kế hoạch giành giật thị trường và mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Đà Nẵng được coi như một cửa ngõ chiến lược để xâm lược Việt Nam.

Đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng (8-3-1965)

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản, đế quốc Mỹ quyết định đưa quân chiến đấu trên bộ vào miền Nam và thực hiện chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ở miền Bắc. Sau khi đưa một đại đội máy bay F.105 vào Biên Hòa và một tiểu đoàn tên lửa HAWK vào Đà Nẵng, ngày 8-3-1965, đại đội đầu tiên của tiểu đoàn thủy quân lục chiến số 9 của Mỹ đổ bộ lên bãi biển Phú Lộc (nay thuộc quận Thanh Khê). Đến chiều cùng ngày, tiểu đoàn 2 thuộc lữ đoàn nói trên được không vận từ căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa (Nhật Bản) đáp xuống sân bay Đà Nẵng. Đây là những đơn vị lính thủy đánh bộ đầu tiên của Mỹ được đưa vào miền Nam, trực tiếp tham chiến.

Pháp lập thành phố nhượng địa Đà Nẵng (3-10-1888)

Dưới sức ép của thực dân Pháp, ngày 25-8-1883, triều đình Huế buộc phải ký với chúng "Hiệp ước hòa bình" (còn gọi là hiệp ước Harmand), qua đó chính thức công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Trung Kỳ. Theo điều 6 và 7 của Hiệp ước này, ngoài việc yêu cầu mở cửa Đà Nẵng để thông thương còn quy định rằng Pháp sẽ được phép lập các khu nhượng địa (concession) ở đây. Cho đến bản Hiệp ước ký ngày 6-6-1884 (còn gọi là Hiệp ước Patenôtre) thì căn bản Việt Nam đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp dưới nhiều chế độ cai trị khác nhau

Cuộc nổi dậy làm chủ của nhân dân Đà Nẵng từ tháng 3 đến tháng 5-1966, đỉnh cao của phong trào đô thị miền Nam thời chống Mỹ

Do mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ đám tay sai chóp bu của Mỹ ở Sài Gòn, cái gọi là “Hội đồng quân sự” do Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ cầm đầu đã ra lệnh cách chức trung tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh quân đoàn I, ngày 10-3-1966. Nhận được tin Thi bị cách chức, vào lúc 17 giờ ngày 11-3-1966, khoảng 300 sĩ quan và binh lính thuộc phe cánh ông ta ở miền Trung họp mít tinh ở hội trường Trưng Vương (Đà Nẵng) “yêu cầu chính phủ trung ương phục chức cho trung tướng Nguyễn Chánh Thi”, đồng thời thành lập “Ủy ban quân dân vùng I chiến thuật” để làm áp lực với chính quyền trung ương.

Chiến thắng lịch sử trên đèo Hải Vân trong kháng chiến chống Pháp (24-1-1949)

Hải Vân, con đèo hùng vĩ và đẹp nhất nước, từng được sử sách xưa xếp vào loại “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Nhưng đối với các đạo quân xâm lược, thì nơi đây đã ghi lại bao nỗi đau buồn.

アセットパブリッシャー

ナビゲーションメニュー

ナビゲーションメニュー