Về hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật tại bộ phận lái máy cán thép
Tôi làm công nhân làm việc tại bộ phận lái máy cán thép tại một Công ty trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Tôi xin được hỏi tôi có được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật không?
Trả lời: Khoản 1 Điều 2 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại quy định:
Điều 2. Điều kiện được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và mức bồi dưỡng
1. Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:
a) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
b) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
Việc xác định các yếu tố quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động).
Căn cứ theo quy định trên, công việc phải đảm bảo cả hai điều kiện tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH thì mới được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật.
Nghề lái máy cán thép là nghề có tên trong danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành (theo Quyết định QĐ 1453/ LĐTBXH ngày 13/10/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). Để được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, cần căn cứ vào kết quả đo môi trường lao động tại nơi người lao động làm việc hoặc xác định công việc nêu trên có trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm hay không thì mới đủ cơ sở kết luận công việc trên có được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định.

Thủ tục sử dụng người lao động nước ngoài làm việc của nhà thầu nước ngoài trúng thầu tại Việt Nam
Đơn vị chúng tôi là nhà thầu nước ngoài và có nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện công trình trúng thầu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Như vậy đơn vị chúng tôi cần phải làm những thủ tục gì để được sử dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại công trình đã trúng thầu?

Việc khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động có được xem là quy định bắt buộc hay không?
Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định:

Về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuộc đối tượng nhóm 4
Tôi là cán bộ chuyên trách về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty X. Tôi đã hoàn thành khóa huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuộc nhóm 2, nhóm người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động và được cấp giấy chứng nhận huấn luyện. Vậy, tôi có thể thực hiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuộc đối tượng nhóm 4 tại Công ty hay không?

Thủ tục tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc
Đơn vị chúng tôi là Công ty có vốn đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn Đà Nẵng và Công ty chúng tôi dự kiến có nhu cầu tuyển người lao động nước ngoài vào làm việc. Như vậy, đơn vị chúng tôi cần phải làm các thủ tục gì để người lao động nước ngoài được vào làm việc và hồ sơ phải nộp ở đâu?

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đối với lao động nước ngoài
Hiện nay Trung tâm tiếng Anh chúng tôi đang có nhu cầu tuyển 01 người lao động nước ngoài vào để giảng dạy tiếng anh và người nước ngoài chúng tôi dự kiến tuyển dụng thì đang có giấy phép lao động còn hiệu lực và làm tại vị trí công việc: Lao động kỹ thuật, chức danh công việc: Giáo viên tiếng anh. Như vậy đối với trường hợp này thì thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gồm những giấy tờ gì?
Chưa có bình luận ý kiến bài viết!