Cầu Thuận Phước – dải lụa nối đôi bờ sông Hàn

Một trong những điểm nhấn nổi bật của thành phố Đà Nẵng là những chiếc cầu nối liền đôi bờ sông Hàn. Bởi lẽ không chỉ giúp người dân đi lại thuận lợi hơn mà còn kết nối giao thương, tạo đà cho phát triển kinh tế, đồng thời tạo nên nét riêng cho thành phố với những kiến trúc mới lạ, ý tưởng thiết kế độc đáo. Không những thế, khi màn đêm buông xuống dòng sông Hàn, những chiếc cầu trở nên rực rỡ hơn dưới những ánh đèn màu, càng làm tôn thêm vẻ quyến rũ của một thành phố trẻ năng động. Một trong số đó phải kể đến cầu Thuận Phước – cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam.

Nhìn từ mọi góc độ, cầu Thuận Phước đều mang một dáng vẻ hiện đại, lộng lẫy và đầy quyến rũ. Cây cầu nằm ở vị trí đặc biệt, nơi con sông Hàn đổ ra biển tại cửa vịnh Đà Nẵng, nối liền hai tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành và Hoàng Sa – Trường Sa, tạo thành hệ thống tuyến giao thông liên hoàn ven biển từ hầm Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà, qua cầu Mân Quang và nối liền với tuyến du lịch Sơn Trà – Hội An. Từ đó, một hệ thống giao thông - du lịch hoàn chỉnh được hoàn thiện, mở ra khả năng khai thác tiềm năng du lịch không chỉ riêng Đà Nẵng mà cho cả các địa phương lân cận như Hội An và Thừa Thiên – Huế.


Với quan điểm thiết kế là kết cấu cầu phải thuộc loại hiện đại, tạo được điểm nổi bật nhưng không quá phức tạp, công nghệ thi công hiện đại nhưng phải từng được áp dụng trên thế giới để đảm bảo tính khả thi cùng với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ thi công, ngày 19/7/2009, cầu Thuận Phước chính thức được thông xe với tổng chiều dài 1.856m, trong đó phần cầu treo dây võng dài 655m và phần cầu dẫn phía hai đầu Thuận Phước và Sơn Trà mỗi bên dài 600m. Cầu rộng 18m với 4 làn xe (ô tô và xe máy), 2 lối đi bộ và 2 lối đi dành cho xe đạp và xe thô sơ.
 

Phần nhịp chính dây võng của cầu gồm 3 nhịp dầm hộp thép liên tục dài 655m (125m+405m+125m) với tổng cộng 69 đốt dầm được nối với nhau bằng liên kết hàn. Cáp chủ gồm 2 bó cáp có đường kính Φ= 360 mm và cáp treo gồm 114 bó bố trí cách nhau trung bình 9,9m, gồm loại dây treo thông thường Φ= 65 mm và dây treo đặt biệt Φ= 101 mm. Ba nhịp dầm này được nối qua hai trụ tháp cao 80m (tính từ bệ cọc) với kết cấu dạng khung bằng Bê tông cốt thép. Kết cấu trụ được phác thảo mặt phẳng nhiều đường cong, tạo kiến trúc bằng các lồng kính, các chi tiết inox và nhôm. Hệ neo là kết cấu khung trọng lực trên hệ móng giếng chìm và mố neo cũng được phác thảo mặt phẳng nhiều đường cong với kiến trúc đẹp. Phần cầu dẫn phía Thuận Phước và Sơn Trà, mỗi bên gồm 12 nhịp dầm hộp Bê tông cốt thép dự ứng lực 50m liên tục. Trụ cầu dẫn dạng thân đặc Bê tông cốt thép M400, móng trụ đặt trên hệ cọc khoan nhồi đường kính Φ= 1500 mm, sâu đến 74 m.
 

Bên cạnh đó, với ý tưởng thiết kế ánh sáng là hình tượng cánh chim vươn ra biển lớn, công ty Philips đã sử dụng hệ thống đèn Led với công nghệ mới nhất mà công ty đang sử dụng cho những cây cầu trên thế giới để làm nổi bật thêm kiến trúc và vẻ đẹp tráng lệ của cầu Thuận Phước.
 

Nếu cầu quay Sông Hàn là cây cầu đầu tiên đánh dấu mốc son phát triển của thành phố, chứng kiến sự chuyển mình của khu vực phía Đông sông Hàn; cầu Rồng và cầu mới Trần Thị Lý với hình ảnh con rồng và cánh buồm vươn ra biển lớn, thể hiện sự năng động và ý chí khát khao phát triển không ngừng của con người Đà Nẵng thì cầu Thuận Phước sừng sững nơi đầu biển cuối sông lại quyến rũ người dân bởi vẻ đẹp sang trọng, tinh tế và nổi bật với những ánh đèn lung linh giữa vùng sông nước bao la.

HƯƠNG XUÂN

Công trình công cộng

Đà Nẵng - những góc nhìn

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đèo Hải Vân

Được đánh giá là một trong những cung đường đèo đẹp nhất thế giới, đèo Hải Vân có độ cao 500 mét so với mực nước biển, cách thành phố Đà Nẵng 20km và cách thành phố Huế 80km. Nơi đây được mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan".

Người dân làng Nam Ô vào mùa hái ''lộc biển''

Những ngày này, người dân làng Nam Ô đang vào mùa hái "lộc biển''. Từ sáng sớm, người dân mang theo rổ, bao, vợt nhựa, miếng thiếc men theo các gành đá dọc bờ biển ở làng Nam Ô để hái mứt biển, hay còn gọi là rong biển - thứ rau từng được dùng để tiến vua.

Nhà văn hóa Thiếu nhi thành phố Đà Nẵng

Nhà văn hóa Thiếu nhi thành phố Đà Nẵng (tọa lạc tại số 2A, đường Phan Đăng Lưu, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) là dự án do Công ty Jina Architects Co., Ltd. (Hàn Quốc) thiết kế trên ý tưởng trò chơi xếp hình Tangram. Công trình có quy mô 3 tầng, bao gồm các khu đa chức năng, khu vui chơi, giải trí, công viên, phòng học, phòng thể dục thể thao, thư viện, hội trường. Công trình do UBND thành phố Đà Nẵng làm chủ đầu tư với mức vốn khoảng 250 tỷ đồng từ nguồn ngân sách, được xây dựng trên tổng diện tích đất hơn 33.000 m2, trong đó diện tích cho công trình gần 6.900 m2, còn lại là công viên, cây xanh, mặt nước, bãi giữ xe và lối đi nội bộ.

Cuộc trở về của chiếc khóa thắt lưng có hình sao 5 cánh

Bảo tàng Đà Nẵng đang lưu giữ 1 kỷ vật chiến tranh cùng câu chuyện trở về từ Mỹ đầy cảm xúc - đó là chiếc khóa thắt lưng có hình sao 5 cánh. Năm 2021 cũng là dịp tròn 10 năm kỷ vật của người lính quân giải phóng hi sinh trở về và trưng bày tại bảo tàng.

Nhộn nhịp chợ cá Mân Thái

Chợ cá của phường Mân Thái (quận Sơn Trà) nằm ven đường biển Hoàng Sa không đông đúc như các chợ cá khác trên địa bàn quận nhưng mỗi sáng vẫn tấp nập người bán kẻ mua. Chợ chỉ có khoảng hơn 10 hộ, bán các loại hải sản tươi ngon.

Xuất bản thông tin

Navigation Menu

Navigation Menu