Làng nghề nước mắm Nam Ô

Nam Ô là làng chài nhỏ dưới chân đèo Hải Vân thuộc quận Liên Chiểu. Làng này đã tồn tại từ thế kỷ 20 và được truyền lại qua các thế hệ. Nước mắm Nam Ô đã có danh tiếng hàng trăm năm và được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Với bờ biển dài và khung cảnh đẹp như tranh vẽ, làng nghề nước mắm Nam Ô thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm cuộc sống lao động của người dân.

Điểm đặc biệt của làng nghề nước mắm Nam Ô chính là công thức chế biến. Mắm Nam Ô được làm từ cá cơm than, được đánh bắt vào tháng ba âm lịch, vì thời điểm này cá có độ đạm cao. Cá được chọn có kích thước vừa phải và không rửa bằng nước ngọt để giữ vị ngon, mặn của cá.

 

Làng Nam Ô nhìn từ trên cao. Ảnh: KIM LIÊN


​​Chum muối cá là loại chum được làm từ gỗ mít, dưới đáy chum có sạn, chổi đót và lọc nước mắm mới cho ra nước mắm nguyên chất và thơm đậm. Khi trộn cá, phải trộn đều tay để cá thấm đều muối mà không bị nát.

Trên cùng, đặt một lớp vỉ đan bằng tre hoặc sử dụng mo cau khô để gài lại. Đậy kín nắp và lưu trữ trong phòng tối, sạch sẽ, khô ráo, kín gió và ở nhiệt độ phù hợp. Sau khoảng 6-7 tháng, trộn cá và muối lại.

Khi lớp men màu trắng xuất hiện trên lớp vỉ chèn, hãy tháo vỉ và vớt lớp men đó ra. Nếu cá được trộn muối vào tháng ba, gần Tết âm lịch, có thể bắt đầu lọc nước mắm. Lấy nhẹ vỉ chèn ra, sau đó trộn đều mắm và sử dụng vải mịn để lọc nước mắm. Những giọt nước mắm chảy từ từ, có màu đỏ tương tự như màu cánh gián và mang hương thơm đặc trưng.

 

Người dân khuấy đều hỗn hợp cá cơm và muối để cho ra những giọt nước mắm có màu đỏ thẫm, mang vị ngọt tự nhiên


Khi ghé thăm làng nghề nước mắm Nam Ô, du khách không chỉ được tham quan và tìm hiểu quy trình làm nước mắm truyền thống, mà còn có thể chọn lựa các sản phẩm để mua làm quà hoặc sử dụng trong gia đình.

Có thể nói, nước mắm đại diện cho bí quyết của ẩm thực truyền thống Việt Nam. Trên bàn ăn của người Việt, không thiếu chén nước mắm nguyên chất hoặc chén nước mắm tỏi ớt, trừ khi ăn chay. Công thức đặc biệt từ làng chài ở địa phương này đã góp phần làm tăng tiếng vang của nghề sản xuất nước mắm Nam Ô.

Tháng 9-2019, làng nghề nước mắm Nam Ô được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Làng nghề truyền thống

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

Khai trương Đường hoa biển

Chiều 30-4, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khai trương Đường hoa biển Đà Nẵng 2025, góp phần tạo cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp, phục vụ người dân, du khách.

Tín dụng Xanh: Đòn bẩy phát triển khu công nghiệp xanh bền vững

Chiều 9-5, T hời báo Ngân hàng phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước khu vực 9 tổ chức Diễn đàn “Kết nối tín dụng Xanh – Khu công nghiệp Xanh”.

“Vũ điệu Sóng xanh” mở màn chuỗi sự kiện du lịch biển Đà Nẵng 2025

Sáng 29-4, trước thời điểm chính thức khai mạc Mùa du lịch biển 2025, tại công viên Biển Đông đã diễn ra hai hoạt động sôi nổi và đầy cảm hứng: Yoga bãi biển “Vũ điệu Sóng xanh” và Đồng diễn “Vũ điệu Sóng xanh”, thu hút sự tham gia đông đảo của người dân địa phương, du khách và các bạn trẻ.

Tìm giải pháp đột phá cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số

Chiều 29-4, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh, Giám đốc Sở Tài chính Trần Thị Thanh Tâm và PGS.TS Bùi Quang Bình, Giảng viên Trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng) cùng chủ trì tọa đàm lấy ý kiến góp ý phục vụ xây dựng đề án “Các giải pháp chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Giới thiệu Công báo số 34

Cổng Thông tin điện tử thành phố xin trân trọng giới thiệu Công báo số 34 của thành phố Đà Nẵng được phát hành vào ngày 29-4-2025 với nhiều nội dung quan trọng liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố.

Xuất bản thông tin

Navigation Menu

Navigation Menu