Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng – kí ức những mùa thi
Đặc biệt, đối với nhiều thế hệ học sinh, sinh viên Đà Nẵng, Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố không chỉ là địa điểm quen thuộc để học tập, tra cứu tư liệu, là nơi lý tưởng, tuyệt đối yên tĩnh để ôn luyện trong những mùa thi, mà còn là kí ức, là kỷ niệm của một thời học sinh cắp sách đến trường.
Tiền thân của Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng là Thư viện tỉnh Quảng Nam, được thành lập vào ngày 02 - 9 -1975; đến ngày 18 - 10 - 1986, được đổi tên là Thư viện Khoa học Tổng hợp tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Sau khi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng có quyết định chia tách thành hai đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, Thư viện được mang tên Thư viện Khoa học Tổng hợp (KHTH) Đà Nẵng cho đến ngày nay.
Thư viện KHTH thành phố có 8 phòng đọc với nhiều chức năng khác nhau: phòng đọc tổng hợp với 100 chỗ ngồi; phòng đọc báo, tạp chí với 60 chỗ ngồi; phòng đọc tài liệu tra cứu - địa chí - hạn chế; phòng đọc sách báo tiếng Pháp, tiếng Anh; phòng đọc mượn sách thiếu nhi; phòng đọc phục vụ người khiếm thị; phòng phục vụ đa phương tiện và phòng mượn sách về nhà. Ngoài ra, thư viện còn có một khuôn viên rộng rãi với nhiều cây xanh và ghế đá, phục vụ bạn đọc thích đọc sách ngoài trời.
Nguồn tài liệu tại Thư viện vô cùng phong phú bao gồm 180.000 bản sách thuộc nhiều ngành khoa học, ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Nga...) được chia thành 3 loại: tài liệu tra cứu: các loại sách tra cứu, tham khảo, các loại từ điển tổng hợp, chuyên ngành, các loại tài liệu thông tin thư mục...; tài liệu địa chí: các tài liệu nói về đất nước, con người của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam; tài liệu hạn chế: các tài liệu xuất bản ở miền Nam trước năm 1975. Cùng với đó là 260 loại báo và tạp chí xuất bản bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài; và các loại hình tài liệu khác: tranh, ảnh, nhạc, bản đồ, đĩa, băng từ, CD-ROM...
Với chức năng, nhiệm vụ chọn lọc, thu thập, bổ sung và tàng trữ các loại hình tài liệu, các xuất bản phẩm trong và ngoài nước về các ngành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội; tổ chức vốn tài liệu thư viện, các loại hoạt động thông tin thư mục và thông tin khoa học, tổ chức các phương thức phục vụ các nhóm đối tượng người đọc, góp phần nâng cao dân trí, phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển thành phố; quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện quận, huyện của thành phố; hỗ trợ nghiệp vụ cho các thư viện các ngành trong thành phố khi có yêu cầu…, trong những năm qua, Thư viện KHTH thành phố Đà Nẵng đã thực hiện tốt công tác phục vụ bạn đọc và là điểm đến lý tưởng cho việc học tập, nghiên cứu và tìm hiểu về thành phố Đà Nẵng.
NGÔ HUYỀN

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đèo Hải Vân
Được đánh giá là một trong những cung đường đèo đẹp nhất thế giới, đèo Hải Vân có độ cao 500 mét so với mực nước biển, cách thành phố Đà Nẵng 20km và cách thành phố Huế 80km. Nơi đây được mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan".

Người dân làng Nam Ô vào mùa hái ''lộc biển''
Những ngày này, người dân làng Nam Ô đang vào mùa hái "lộc biển''. Từ sáng sớm, người dân mang theo rổ, bao, vợt nhựa, miếng thiếc men theo các gành đá dọc bờ biển ở làng Nam Ô để hái mứt biển, hay còn gọi là rong biển - thứ rau từng được dùng để tiến vua.
Nhà văn hóa Thiếu nhi thành phố Đà Nẵng
Nhà văn hóa Thiếu nhi thành phố Đà Nẵng (tọa lạc tại số 2A, đường Phan Đăng Lưu, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) là dự án do Công ty Jina Architects Co., Ltd. (Hàn Quốc) thiết kế trên ý tưởng trò chơi xếp hình Tangram. Công trình có quy mô 3 tầng, bao gồm các khu đa chức năng, khu vui chơi, giải trí, công viên, phòng học, phòng thể dục thể thao, thư viện, hội trường. Công trình do UBND thành phố Đà Nẵng làm chủ đầu tư với mức vốn khoảng 250 tỷ đồng từ nguồn ngân sách, được xây dựng trên tổng diện tích đất hơn 33.000 m2, trong đó diện tích cho công trình gần 6.900 m2, còn lại là công viên, cây xanh, mặt nước, bãi giữ xe và lối đi nội bộ.

Cuộc trở về của chiếc khóa thắt lưng có hình sao 5 cánh
Bảo tàng Đà Nẵng đang lưu giữ 1 kỷ vật chiến tranh cùng câu chuyện trở về từ Mỹ đầy cảm xúc - đó là chiếc khóa thắt lưng có hình sao 5 cánh. Năm 2021 cũng là dịp tròn 10 năm kỷ vật của người lính quân giải phóng hi sinh trở về và trưng bày tại bảo tàng.

Nhộn nhịp chợ cá Mân Thái
Chợ cá của phường Mân Thái (quận Sơn Trà) nằm ven đường biển Hoàng Sa không đông đúc như các chợ cá khác trên địa bàn quận nhưng mỗi sáng vẫn tấp nập người bán kẻ mua. Chợ chỉ có khoảng hơn 10 hộ, bán các loại hải sản tươi ngon.
Chưa có bình luận ý kiến bài viết!