Về mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Theo Luật Việc làm, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa là 20 lần mức lương tối thiểu vùng, hiện tại tại Đà Nẵng là 3.100.000 nên mức đóng tối đa là 62.000.000 đồng. Hiện tại, Công ty tôi đã tham gia BHXH,BHYT ở mức tối đa là 20 lần mức lương tối thiểu chung 1.150.000 đồng là 23.000.000 đồng (theo luật BHXH) Xin được hỏi, nếu nhân viên công ty có người lương trên 23 triệu thì có phải bắt buộc đóng BHTN ở mức này không?  

Trả lời:

Theo Điều 58 Luật Việc làm về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp quy định:

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

2. Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Do vậy trường hợp người lao động của Công ty bạn nếu tiền lương tháng trên 23 triệu đồng/tháng thì mức đóng BHTN vẫn áp dụng với mức tiền lương đó và được tính đến không quá 62 triệu đồng/tháng (20 lần mức tiền lương tối thiểu vùng). Khi tiền lương của người lao động trên 62 triệu đồng/tháng thì mức đóng BHTN tối đa là 62 triệu đồng.
 

Lĩnh vực “Lao động - Việc làm và An toàn lao động”

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

Đối tượng và điều kiện hỗ trợ và các thủ tục hồ sơ dành người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương

Đối tượng và điều kiện hỗ trợ và các thủ tục hồ sơ dành người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương?

Các trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Các trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Trách nhiệm của DN khi có tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trong doanh nghiệp khi có tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm bồi thường hoặc trợ cấp cho người bị nạn. Ngoài trách nhiệm trên doanh nghiệp còn có trách nhiệm nào khác nữa không?

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm từ ngày 01/6/2021

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm từ ngày 01/6/2021?

Người lao động bị tai nạn giao thông trên đường đi làm

Công ty chúng tôi có 1 trường hợp công nhân bị tai nạn giao thông trên đường đi làm, người này được công ty ký hợp đồng không xác định thời hạn và công ty chúng tôi đóng đầy đủ các loại BHXH cho người lao động. Như vậy, ngoài các chế độ bồi thường do các cơ quan BHXH chi trả thì công ty chúng tôi có phải trả thêm khoản tiền nào nữa không?

Xuất bản thông tin

Navigation Menu

Navigation Menu