Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong bảo vệ, phòng cháy chữa cháy và phát triển rừng

Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ GIS và các công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và phát triển rừng trên địa bàn thành phố. Đây là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Chí Cường tại Hội nghị Tổng kết công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025, diễn ra sáng 17-4.

 

Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Chí Cường chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Hoàn thành bộ dữ liệu đầy đủ nhất về rừng và chủ rừng trên toàn thành phố

Theo báo cáo, tính đến tháng 2 năm 2025, tổng diện tích rừng và diện tích đã trồng cây rừng trên địa bàn thành phố đạt 62.545,95 ha; trong đó, diện tích rừng đủ tiêu chí để tính tỷ lệ che phủ rừng thành phố Đà Nẵng năm 2024 là 57.731,39 ha.

Ngay từ đầu năm 2024, các đơn vị đã triển khai thực hiện rà soát hiện trạng, phân vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng và tình hình địa bàn năm 2024 để cập nhật bổ sung cho phương án bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp, nhằm đảm bảo ngăn chặn và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh, giảm thiểu các thiệt hại do cháy rừng, phá rừng gây ra. Đồng thời, thực hiện rà soát các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng của địa phương, đơn vị, chủ rừng; thẩm định và đề nghị UBND các quận, huyện có rừng phê duyệt và ban hành phương án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn quận, huyện.

Lực lượng Kiểm lâm đã phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan tổ chức hơn 1.000 đợt phát thanh, truyền hình trên loa phát thanh tại các xã, phường có rừng trên thành phố; 84 đợt tuyên truyền lưu động trên địa bàn huyện Hòa Vang, các quận: cẩm Lệ, Thanh Khê, Hải Châu, Liên Chiểu, trên các tuyến đường trong khu dân cư và Bán đảo Sơn Trà. Tổ chức 9 đợt tuyên truyền về các quy định pháp luật bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy (PCCC) rừng và bảo vệ động vật hoang dã nhằm nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng về các quy định của pháp luật về lâm nghiệp cho các hộ dân, với gần 800 lượt người tham gia.

UBND các xã, phường đã thành lập 19 tổ xung kích với thành viên là công chức, viên chức làm việc tại UBND các xã, phường và dân quân thường trực; 79 tổ quần chúng bảo vệ rừng tại các thôn, khu dân cư gần rừng ven rừng với gần 1.400 người tham gia; tổ chức hướng dẫn 26 đơn vị đóng quân trên địa bàn và 824 hộ gia đình, chủ rừng, hoạt động trong rừng, ven rừng ký cam kết chấp hành nội quy bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Các đơn vị chủ rừng đã thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy rừng tại chỗ sử dụng lực lượng lao động của đơn vị quản lý; có 15 tổ, đội với 454 người/8 đơn vị được kiểm tra, tập huấn nghiệp vụ và cấp giấy chứng nhận về PCCC theo quy định.

Các đơn vị, địa phương đã tổ chức 738 đợt kiểm tra, truy quét tại rừng; trong đó tập trung vùng giáp ranh với huyện Đông Giang, Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam và vùng giáp ranh huyện Nam Đông, Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tổ chức 79 đợt kiểm tra, kiểm soát lâm sản trên địa bàn thành phố; duy trì tần xuất kiểm tra, ngăn chặn không để tái diễn tình trạng khai thác vàng trái phép trên các khu vực rừng tiểu khu 27,29,39 xã Hoà Bắc, huyện Hoà Vang và đã tiển hành trồng rừng cây bản địa tại khu vực.

Công tác quản lý gây nuôi động vật rừng, động vật hoang dã luôn được Chi cục Kiểm lâm thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn các quy định của Nhà nước về quản lý bảo vệ động vật hoang dã, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ nuôi được yên tâm đầu tư và phát triển kinh tế hợp pháp, tạo việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương.

Trong năm 2024, toàn thành phố đã thực hiện trồng rừng sản xuất đạt 1.110 ha (rừng trồng lại sau khai thác); chăm sóc rừng trồng vốn ngân sách nhà nước 132,531 ha; hoàn thành khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung 53,3273 ha đảm bảo chất lượng. Thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn thành phố, với kinh phí tạm ứng chi trả cho chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng gần, 16,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đã lập biên bản, xử lý 22 vụ vi phạm về lâm nghiệp, thu nộp ngân sách nhà nước gần 158 triệu đồng.

 


Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Chí Cường trao Bằng khen của UBND thành phố cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp năm 2024

Đặc biệt, công tác theo dõi diễn biến rừng đã hoàn thành được bộ dữ liệu đầy đủ nhất về rừng và chủ rừng trên toàn thành phố và tạo được cơ sở dữ liệu đồng bộ trong hệ thống quản lý thông tin ngành lâm nghiệp (FORMIS) của cả nước, thống nhất giữa bản đồ và số liệu, giữa ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn với ngành tài nguyên môi trường, làm tiền đề cho việc thực hiện quy hoạch rừng, theo dõi diễn biến rừng, nghiệm thu và thanh toán chi trả dịch vụ môi trường rừng, tổ chức phòng cháy chữa cháy rừng, phòng trừ dịch bệnh cây rừng, thực hiện giao đất giao rừng, thuê rừng tại địa phương.

Việc triển khai Đề án "Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025" trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được thực hiện có hiệu quả, bám sát kế hoạch UBND thành phố đã đề ra. Trong năm 2024, toàn thành phố đã trồng mới được 1.170.850 cây xanh, trong đó trồng rừng tập trung 820.859 cây (đạt 143,58 % theo kế hoạch đề ra trong năm 2024) và trồng cây xanh phân tán 349.991 cây (đạt 80,46 % theo kế hoạch đề ra trong năm 2024).

Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Chí Cường đánh giá cao, biểu dương những nỗ lực của các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp trong việc thực hiện hiệu quả công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng, PCCC rừng và phát triển rừng năm 2024; đồng thời chỉ ra những khó khăn, hạn chế còn tồn tại, nhất là việc đầu tư phương tiện, trang thiết bị, thông tin liên lạc cho công tác PCCC rừng chưa đáp ứng được yêu cầu, các thiết bị chuyên dùng cho chữa cháy rừng còn thiếu, thô sơ, vì vậy, khi cháy rừng xảy ra, mặc dù huy động rất nhiều người tham gia song hiệu quả chữa cháy rừng thấp.

Triển khai nhiệm vụ năm 2025, Phó Chủ tịch UBND thành phố đề nghị các đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện tốt trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp; rà soát, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí để thực hiện tốt phương châm "bốn tại chỗ", sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống cháy rừng có thể xảy ra; thành lập các tổ chốt ở các khu rừng dễ phát lửa, kịp thời phát hiện điểm cháy, huy động các lực lượng tham gia khống chế và dập tắt ngay từ ban đầu, không để xảy ra cháy lan, cháy lớn.

UBND các xã, phường có rừng cần tăng cường thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lâm nghiệp, các quy định về PCCC rừng để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và cộng đồng dân cư từ thôn, tổ dân phố đến xã, phường; tăng cường công tác kiểm tra các chủ rừng, đơn vị hoạt động ven rừng trong việc đảm bảo an toàn về PCCC rừng, đặc biệt là việc xử lý thực bì trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

 


Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Chí Cường phát biểu chỉ đạo hội nghị

Phó Chủ tịch Trần Chí Cường yêu cầu tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 203/KH-UBND ngày 25-11-2021 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc triển khai thực hiện Đề án "Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025" có hiệu quả, và có báo cáo đánh giá kết quả sau 5 năm triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền Nghị quyết 254/2019/NQ-HĐND ngày 11-7-2019 của HĐND thành phố quy định chính sách phát triển rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2019-2030 đến các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cá nhân để được biết và thực hiện.

Trên cơ sở kết quả điều chỉnh ranh giới 3 loại rừng giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 1122/QĐ-UBND ngày 1-6-2024 và kết quả điều tra đa dạng sinh học được phê duyệt tại Quyết định số 219/QĐ-UBND ngày 17-1-2025, Phó Chủ tịch UBND thành phố giao Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức triển khai thực hiện xây dựng phương án quản lý rừng bền vững đối với các khu rừng đặc dụng và thực hiện hiệu quả các dự án trồng rừng thay thế. Đồng thời, khẩn trương rà soát và hoàn thiện hồ sơ sửa đổi bổ sung Nghị quyết số 254/2019/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn thu hút người dân tham gia trồng rừng gỗ lớn nhằm nâng cao giá trị rừng trồng trên địa bàn thành phố.

“Cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, thực hiện các nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ GIS và các công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác bảo vệ rừng, PCCC rừng và phát triển rừng trên địa bàn thành phố. Đặc biệt, sớm tham mưu UBND thành phố văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc hướng dẫn chính quyền các cấp trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực lâm nghiệp sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp theo Kế hoạch, Chương trình, Nghị quyết của Chính phủ”, Phó Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo.

Dịp này, UBND thành phố tặng Bằng khen cho 5 tập thể và 5 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp năm 2024.

NGÔ HUYỀN

Tin tức - sự kiện

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

Infographic: Đà Nẵng sắp xếp còn 15 phường, xã và 01 đặc khu

Ngày 23-4, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XXII ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TU về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Đà Nẵng. Theo đó, thống nhất số lượng đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp là 16 (bao gồm 12 phường, 03 xã và 01 đặc khu).

Nỗ lực tổ chức tốt các hoạt động du lịch, góp phần tăng trưởng quý II-2025 ở mức 2 con số

Đây là phát biểu chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh tại cuộc họp về công tác chuẩn bị Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 và công tác tổ chức du lịch mùa cao điểm, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn thành phố nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) vào sáng 23-4.

Khai trương Mùa du lịch biển năm 2025: Chuỗi hoạt động hấp dẫn chờ đón người dân và du khách

Với chủ đề “Vũ điệu sóng xanh”, chương trình Khai trương mùa du lịch biển năm 2025 diễn ra từ ngày 26-4 đến 2-5-2025 gồm chuỗi 18 hoạt động hứa hẹn mang đến cho người dân, du khách những trải nghiệm đáng nhớ tại bán đảo Sơn Trà và không gian biển Đà Nẵng.

Hơn 70 tác phẩm nghệ thuật tại Triển lãm “Vọng”

HƠN 70 TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT TẠI TRIỂN LÃM MỸ THUẬT “VỌNG” ĐÀ NẴNG   Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2025), chiều 23-4, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố khai mạc Triển lãm mỹ thuật “Vọng”. Sự kiện quy tụ hơn 70 tác phẩm của 30 nghệ sĩ, thể hiện tinh thần giao thoa giữa yếu tố truyền thống và công nghệ tăng cường hiện đại.

Video: Chỉ đạo điều hành của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ngày 23-4

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng thành phố năm 2025 đạt trên 10%; Hơn 2.777 tỷ đồng đầu tư dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt 1.000 tấn theo hình thức đối tác công tư; Từ ngày 25 đến 27-4: Tổ chức quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam; Hỗ trợ xóa 224 nhà tạm, nhà dột nát; Triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi… là những thông tin chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ngày 23-4.

Xuất bản thông tin

Navigation Menu

Navigation Menu