Đà Nẵng điểm đến của các nhà đầu tư – Kỳ 1: Trung tâm tài chính xanh, thông minh và đổi mới sáng tạo
Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng sẽ là trung tâm tài chính xanh, thông minh và đổi mới sáng tạo, vận hành theo các chuẩn mực quốc tế tiên tiến, kết nối với các thị trường và trung tâm tài chính lớn trên thế giới, thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Vận hành theo các chuẩn mực quốc tế tiên tiến
Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng được Bộ Chính trị đồng ý chủ trương thành lập Trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế Việt Nam.
Việc xây dựng TTTC quốc tế Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng (gọi tắt là TTTC thành phố Đà Nẵng) mang tầm nhìn quốc gia với nhiều nội dung phức tạp và chưa có tiền lệ.
Theo định hướng tại Nghị quyết số 29-NQ/TU ngày 26/4/2025 của Thành uỷ Đà Nẵng về Xây dựng TTTC quốc tế Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng, TTTC thành phố Đà Nẵng sẽ trở thành TTTC xanh, thông minh và đổi mới sáng tạo, vận hành theo các chuẩn mực quốc tế tiên tiến, kết nối với các thị trường và trung tâm tài chính lớn trên thế giới, thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, thúc đẩy dòng vốn và công nghệ gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế của thành phố Đà Nẵng và vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, nâng tầm vị thế của Việt Nam trong mạng lưới tài chính toàn cầu.
Phấn đấu đến năm 2030, xây dựng và vận hành có hiệu quả TTTC thành phố Đà Nẵng, thu hút các đối tác chiến lược, định chế tài chính, dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ pháp lý và đơn vị tư vấn luật, kế toán, kiểm toán… quốc tế và trong nước đầu tư và hoạt động tại Trung tâm tài chính thành phố Đà Nẵng.
TTTC sẽ trở thành trung tâm đổi mới, xanh và đầu tư bền vững cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; trung tâm khu vực về tài trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, khởi nghiệp; trung tâm thanh toán số và đổi mới sáng tạo dựa trên công nghệ trong lĩnh vực tài chính.

Về mô hình hoạt động, TTTC thành phố Đà Nẵng sẽ tập trung các lĩnh vực chuyên biệt như tài chính xanh, tài chính thương mại phục vụ cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổ chức và cá nhân không cư trú (như dịch vụ tài chính offshore), các hoạt động thương mại xuyên biên giới gắn với Khu thương mại tự do, các khu công nghệ cao, khu kinh tế mở, khu công nghiệp…
Thử nghiệm có kiểm soát một số mô hình mới như tài sản số, tiền số, thanh toán, chuyển tiền kỹ thuật số, thu hút các quỹ đầu tư, quỹ kiều hối, công ty quản lý quỹ vừa và nhỏ, thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp cung cấp giải pháp tài chính phục vụ đời sống tiêu dùng, du lịch, thương mại, logistics để cộng hưởng với các lợi thế từ vị trí địa chính trị - kinh tế và môi trường sống, hạ tầng đô thị, dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng của thành phố; các hoạt động hỗ trợ, tư vấn, phát triển các dịch vụ pháp lý có liên quan.
Về chức năng, TTTC thành phố sẽ là cầu nối đầu tư khu vực, cung cấp giải pháp tín dụng thương mại và tài chính cho các hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam, hỗ trợ hệ thống chuyển tiền, thanh toán kỹ thuật số cho các giao dịch xuyên biên giới trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
TTTC thành phố cũng sẽ là cửa ngõ cho hội nhập tài chính khu vực. Tại đây sẽ thiết lập nền tảng giao dịch tài chính xanh, thu hút và luân chuyển dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước, nhất là vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, cung cấp dịch vụ tài chính đa dạng và chuyên biệt, giúp cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn, quản lý rủi ro và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, TTTC thành phố còn thực hiện chức năng thúc đẩy các ngành kinh tế mới và công nghệ, kết nối với các trung tâm tài chính lớn.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh cho biết, các nhà đầu tư, quỹ đầu tư tài chính quốc tế đến từ Hoa Kỳ, Singapore, Trung Đông, Thuỵ Sĩ rất quan tâm đến việc phát triển TTTC Đà Nẵng theo hướng gắn với đổi mới sáng tạo, tài chính xanh, công nghệ tài chính, tài chính thương mại để cộng hưởng với các lợi thế từ vị trí địa chính trị - kinh tế quan trọng trong hành lang Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và môi trường sống, hạ tầng đô thị, dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng của thành phố.
Điều này tạo nên sự kết hợp khác biệt giữa các dịch vụ tài chính truyền thống và công nghệ tiên tiến hàng đầu, thúc đẩy giao lưu, hợp tác và đầu mối giao thương của tất cả các bên trong chuỗi giá trị toàn cầu đang dịch chuyển.
“Đây là định hướng phù hợp với thực tiễn phát triển và thời cơ mới từ việc hình thành trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia và Khu thương mại tự do Đà Nẵng, phát huy được các điều kiện, lợi thế của thành phố Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung, đáp ứng sự quan tâm của các tổ chức, quỹ đầu tư, nhà đầu tư, kinh doanh thương mại quốc tế đặt ra khi nghiên cứu đầu tư vào thành phố Đà Nẵng, mở ra triển vọng đưa Đà Nẵng trở thành cửa ngõ đầu tư - thương mại - tài chính - công nghệ của quốc gia, khu vực”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh nói.
Khai thác lợi thế cạnh tranh từ các dịch vụ tài chính quốc tế gắn với Khu thương mại tự do Đà Nẵng
Với quyết tâm cao, nỗ lực lớn trên hành trình hình thành TTTC quốc tế Việt Nam, thời gian qua, Đà Nẵng chủ động tăng cường tiếp xúc với các nhà đầu tư, tổ chức tài chính quốc tế, đại diện các quốc gia có mô hình trung tâm tài chính, đơn vị tư vấn hỗ trợ, cung cấp một số mẫu hình trung tâm tài chính trên thế giới gắn với các đặc điểm mô hình, lĩnh vực trọng tâm, các chính sách và chiến lược phát triển cơ bản…
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh cho rằng, việc lựa chọn mô hình phát triển phù hợp với Đà Nẵng rất quan trọng để định lượng được mức độ thành công.
Vì vậy, trong chuyến tham gia cùng Đoàn công tác của Chính phủ tại Anh, Luxembourg và Đức hồi tháng 3-2025, Đà Nẵng thu nhận được rất nhiều kinh nghiệm quý báu từ TTTC London.
“Đà Nẵng sẽ chủ động nghiên cứu xây dựng đề án phát triển TTTC quốc tế, trong đó sẽ ưu tiên cho những sản phẩm, dịch vụ tài chính quốc tế mà phát huy, khai thác được lợi thế cạnh tranh của thành phố như các dịch vụ tài chính quốc tế gắn với Khu thương mại tự do Đà Nẵng, các dịch vụ liên quan đến Fintech, ngân hàng số, các sản phẩm tài chính gắn với tài sản số, tài sản mã hóa blockchain, và trí tuệ nhân tạo (AI)”. Thành phố cũng sẽ xây dựng các chính sách để thu hút trí thức người Việt với trình độ chuyên môn, năng lực cao đang làm việc tại các tổ chức, các ngân hàng Anh về làm việc cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng trong thời gian tới”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh nói.

Đà Nẵng được các nhà quản lý, chuyên gia nhìn nhận là nơi hội tụ các yếu tố “thiên, thời, địa lợi, nhân hoà” khi có đầy đủ các lợi thế, tiềm năng, yêu cầu phát triển và quyết tâm chính trị cho việc xây dựng TTTC.
Tuy nhiên, Đà Nẵng cần sự nỗ lực rất lớn và quyết liệt trong công tác bố trí nguồn lực, chuẩn bị các điều kiện nền tảng và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển TTTC, đặc biệt là nguồn lực về hạ tầng (bao gồm hạ tầng cứng và hạ tầng mềm, hạ tầng số), nguồn nhân lực, thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường sống. Song song đó là tập trung vận động, tiếp cận và thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các định chế tài chính đến đầu tư tại TTTC của các địa phương.
Do đó, trong giai đoạn 2025-2030, thành phố sẽ tập trung thu hút đối tác chiến lược, tập đoàn tài chính, định chế trong và ngoài nước đầu tư, hoạt động tại TTTC thành phố Đà Nẵng. Thúc đẩy thành lập các trung tâm nghiên cứu tài chính quốc tế, công nghệ tài chính, chuỗi khối nhằm hỗ trợ về chuyên môn, kĩ thuật; tư vấn cơ chế, chính sách phát triển trong lĩnh vực tài chính, công nghệ tài chính, dịch vụ tài chính. Thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng cứng và hạ tầng mềm tại TTTC gắn với Khu Thương mại tự do Đà Nẵng và các dự án động lực, trọng điểm của thành phố.
Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước và quốc tế, xây dựng thương hiệu cho Trung tâm tài chính thành phố Đà Nẵng hiện đại, cởi mở, uy tín và có tính cạnh tranh.
Khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương, địa phương và xã hội để quản lý và phối hợp triên khai thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng; phối hợp với bộ, ngành Trung ương trong lựa chọn nhà đầu tư chiến lược để xây dựng và phát triển TTTC thành phố Đà Nẵng.
Song song đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nhân lực chất lượng cao phục vụ quản lý, điều hành, giám sát hoạt động tại TTTC thành phố Đà Nẵng cũng sẽ được chú trọng. Trước mắt, thành phố tạm thời áp dụng Nghị quyết của HĐND thành phố về chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn và chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lương cao khu vực công thành phố đối với các đối tượng được thu hút về làm việc tại TTTC.
Trong quá trình đó, Đại học Đà Nẵng và các trường đại học, cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố triển khai nghiên cứu, xây dựng tổng thể Chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ TTTC.
Có thể nói, Đà Nẵng đang triển khai những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động, vừa làm vừa rút kinh nghiệm và có trọng tâm, trọng điểm để sớm hoàn tất các công đoạn chuẩn bị, sẵn sàng cho việc xây dựng và vận hành TTTC quốc tế Việt Nam tại Đà Nẵng. Từ đó, giúp Việt Nam đón đầu làn sóng dịch chuyển tài chính toàn cầu, tăng khả năng thu hút dòng vốn ngoại, góp phần nâng tầm vị thế quốc gia.
HOÀNG PHAN – THANH NGUYÊN
Hỗ trợ tỉnh Attapeu 4,1 tỷ đồng phát triển hạ tầng, thực hiện an sinh xã hội
Sáng 12-5, tại buổi tiếp ông Bounsert Setthirath, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Attapeu (Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), cùng đoàn công tác đến thăm và làm việc tại Đà Nẵng, thay mặt lãnh đạo thành phố, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Anh Thi trao tặng kinh phí 3,6 tỷ đồng hỗ trợ tỉnh Attapeu mua sắm trang thiết bị nâng cấp phòng thu thanh Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Attapeu và 500 triệu đồng hỗ trợ tỉnh Attapeu thực hiện công tác an sinh xã hội.
Hơn 560 triệu đồng khen thưởng các tổ chức, cá nhân đạt thành tích xuất sắc về khoa học, công nghệ và khởi nghiệp
Chiều 12-5, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) thành phố tổ chức Lễ khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động KH&CN và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Anh Thi dự buổi lễ.
Những dấu ấn đậm nét trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo học tập và làm theo Bác tại Đảng bộ UBND thành phố
Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW (Chỉ thị) của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, từ sau khi Đảng bộ UBND thành phố được thành lập (ngày 06/02/2025), Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy UBND thành phố tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo UBND thành phố, các TCCS cơ sở đảng trực thuộc phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực… không ngừng đổi mới, sáng tạo trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện bài bản, sâu rộng và hiệu quả Chỉ thị. Việc học tập và làm theo Bác trở thành nhiệm vụ chính trị thường xuyên, là nội dung cốt lõi trong công tác xây dựng Đảng và xây dựng chính quyền vững chắc để phục vụ nhân dân.
Tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Nga
Chiều 12-5, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Anh Thi chủ trì buổi tiếp Đại tá Anciferov Alexey Vitalievich, Chỉ huy đội tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Nga đến chào xã giao lãnh đạo thành phố.
Chỉ đạo điều hành của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ngày 12/5
Thực hiện phân định thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính cấp huyện; Tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; Triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tiếp nhận phi dự án Hỗ trợ hệ thống xử lý nước uống liền dùng cho học sinh do Tổ chức Việt Dreams tài trợ… là những thông tin chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ngày 12/5.
Chưa có bình luận ý kiến bài viết!