Về thanh toán trợ cấp thôi việc và tiền lương ngày nghỉ hằng năm
Công ty Y và người lao động thoả thuận ký hợp đồng thử việc, thời gian thử việc là 30 ngày, sau khi vừa hết thời gian thử việc thì người lao động làm đơn nghỉ việc. Như vậy, Công ty Y có thanh toán trợ cấp thôi việc và tiền lương ngày nghỉ hằng năm cho người lao động không?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 6 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm: “Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động.”
Và tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2012 quy định về trợ cấp thôi việc: “Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.”
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp người lao động sau khi kết thúc thời gian thử việc (30 ngày) tại Công ty nhưng không ký kết hợp đồng lao động để tiếp tục làm việc thì Công ty không có trách nhiệm thanh toán tiền nghỉ hằng năm cho người lao động trong thời gian thử việc. Đồng thời, thời gian làm việc thường xuyên của người lao động tại Công ty chưa đủ 12 tháng trở lên nên Công ty không có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.

Bảng lương với công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Tôi muốn hỏi về vấn đề xây dựng bảng lương với công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo luật thì được hưởng như thế nào theo quy định? Nếu hai người, một người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và một người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức lương như thế nào, là ngang nhau hay là người được nhiều hơn người được ít hơn?

Về việc lấy ý kiến của người lao động về nội dung nội quy lao động
Hiện nay, công ty tôi đang sử dụng 36 lao động làm việc trong ngành xây dựng, chưa thành lập tổ chức công đoàn. Như vậy, khi ban hành nội quy lao động, Công ty phải lấy ý kiến của người lao động về nội dung nội quy lao động như thế nào để hoàn chỉnh hồ sơ nội quy lao động?

Mức lương đối với người lao động được doanh nghiệp đào tạo
Doanh nghiệp tôi chưa rõ về vấn đề lao động qua đào tạo nghề, đối với người lao động được doanh nghiệp đào tạo thì có được gọi là người lao động qua đào tạo không? Tiền lương trả cho người lao động này như thế nào? Căn cứ vào đâu để xác định mức lương áp dụng cho trường hợp này.

Về người lao động có hành vi trộm cắp tài sản của doanh nghiệp và khách hàng
Hiện nay, công ty chúng tôi có người lao động có hành vi trộm cắp tài sản của doanh nghiệp và khách hàng. Để có cơ sở xử lý kỷ luật lao động, công ty có quyền tạm dừng công việc của người lao động để điều tra hành vi vi phạm hay không? Thời gian tạm dừng là bao lâu và tiền lương tạm ứng cho người lao động trong thời gian này như thế nào?

Quy định về phạt tiền trong nội quy lao động
Hiện nay, công ty tôi đang xây dựng nội quy lao động. Để tăng cường kỷ luật lao động, công ty dự kiến quy định việc người lao động sẽ bị phạt 50 ngàn đồng cho mỗi lần đi làm trễ. Xin hỏi, quy đinh của công ty có đúng pháp luật hay không?
Chưa có bình luận ý kiến bài viết!