Về người lao động có hành vi trộm cắp tài sản của doanh nghiệp và khách hàng

Hiện nay, công ty chúng tôi có người lao động có hành vi trộm cắp tài sản của doanh nghiệp và khách hàng. Để có cơ sở xử lý kỷ luật lao động, công ty có quyền tạm dừng công việc của người lao động để điều tra hành vi vi phạm hay không? Thời gian tạm dừng là bao lâu và tiền lương tạm ứng cho người lao động trong thời gian này như thế nào?

Trả lời:

Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động trong xử lý kỉ luật lao động được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 129 Bộ luật Lao động:

1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

Căn cứ quy định nêu trên thì khi người lao động vi phạm kỷ luật lao động có liên quan đến vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, gây trở ngại cho việc xác minh làm rõ sự việc thì Công ty có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động.

Trước khi quyết định đình chỉ công việc của người lao động, Công ty phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. Thời gian tạm đình chỉ công việc đối với người lao động là 15 ngày, trường hợp đặc biệt không quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
 

Lĩnh vực Lao động và thang lương, bảng lương

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

Bảng lương với công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Tôi muốn hỏi về vấn đề xây dựng bảng lương với công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo luật thì được hưởng như thế nào theo quy định? Nếu hai người, một người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và một người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức lương như thế nào, là ngang nhau hay là người được nhiều hơn người được ít hơn?

Về việc lấy ý kiến của người lao động về nội dung nội quy lao động

Hiện nay, công ty tôi đang sử dụng 36 lao động làm việc trong ngành xây dựng, chưa thành lập tổ chức công đoàn. Như vậy, khi ban hành nội quy lao động, Công ty phải lấy ý kiến của người lao động về nội dung nội quy lao động như thế nào để hoàn chỉnh hồ sơ nội quy lao động?

Mức lương đối với người lao động được doanh nghiệp đào tạo

Doanh nghiệp tôi chưa rõ về vấn đề lao động qua đào tạo nghề, đối với người lao động được doanh nghiệp đào tạo thì có được gọi là người lao động qua đào tạo không? Tiền lương trả cho người lao động này như thế nào? Căn cứ vào đâu để xác định mức lương áp dụng cho trường hợp này.

Về đăng ký nội quy lao động của công ty con

Đơn vị tôi là chi nhánh công ty hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (công ty mẹ có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng và đăng ký nội quy lao động). Vậy, chi nhánh có phải xây dựng và đăng ký nội quy lao động tại Đà Nẵng không?

Bố trí thời gian làm việc cho lao động nữ mang thai

Tôi có thai 7 tháng, hiện làm việc tại Công ty TNHH trong Khu công nghiệp Hòa Khánh. Trước đây, tôi đi làm 3 ca (Ca 1 từ 06 giờ 00 phút đến 14 giờ 00 phút, Ca 2 từ 14 giờ 00 phút đến 22 giờ 00 phút, Ca 3 từ 22 giờ 00 phút đến 06 giờ 00 phút) sau khi thai đủ 7 tháng, tôi đi khám và gửi giấy cho công ty thì công ty bố trí cho tôi đi làm ca 1 và ca 2, thay đổi nhau theo từng tuần. Tôi xin hỏi, Công ty bố trí thời gian làm việc cho tôi theo quy định tại nội quy lao động của Công ty như vậy có đúng luật không?

Asset Publisher

Navigation Menu

Navigation Menu