Chợ Cồn

Là địa điểm mua sắm quen thuộc của mọi người dân Đà Nẵng, chợ Cồn là nơi người mua có thể tìm thấy hầu như tất cả mọi mặt hàng mình cần, với nhiều chủng loại, kiểu dáng với mức giá bình dân.

Chợ Cồn nằm ở trung tâm thành phố, có một mặt hướng về đường Hùng Vương, một mặt hướng về đường Ông Ích Khiêm, được khởi công xây dựng từ tháng 12/1984, với 3 tầng có tổng diện tích 14.000 m2 , và được đặt tên chính thức là Trung tâm Thương nghiệp Đà Nẵng. Dù vậy, người dân thành phố vẫn quen gọi là “chợ Cồn”. Cái tên "chợ Cồn" có từ thập niên 40 của thế kỷ trước, do chợ nằm trên một cồn đất cao giữa lòng thành phố nên người dân địa phương quen miệng gọi thành tên. Thời đầu, chợ được xây dựng trên một cồn cát đầy lau sậy và lạch nước, các gian chợ là những nhà chòi tre. Theo thời gian, người kinh doanh tu bổ bằng những vật liệu kiên cố hơn. Đã có thời kỳ, chợ Cồn là chợ bán sỉ và lẻ lớn nhất của Đà Nẵng và cả miền Trung. Năm 2012, dựa theo tính chất hoạt động của các hộ kinh doanh buôn bán tại đây, và theo nguyện vọng của người dân thành phố, Hội đồng nhân dân thành phố đã ban hành Nghị quyết đổi tên Trung tâm Thương nghiệp Đà Nẵng thành Chợ Cồn.

Chợ Cồn có khoảng hơn 2.000 hộ kinh doanh với đủ các mặt hàng phong phú và đa dạng, mỗi ngày lượng người ra vào chợ mua sắm khoảng hơn 11.000 lượt. Đến du lịch Đà Nẵng, ngoài chợ Hàn, du khách có thể đến chợ Cồn để mua sắm những đặc sản của Đà Nẵng cũng như của miền Trung với giá cả phù hợp.

Đặc biệt, người mua có thể yên tâm về chất lượng thực phẩm mua tại chợ Cồn khi các tiểu thương kinh doanh các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến sẵn, rau củ quả, ăn uống tại chợ thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm do Sở Công thương thành phố tổ chức. Nhờ đó, nhận thức về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm của các tiểu thương kinh doanh tại chợ được nâng cao, luôn ý thức đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong đời sống hàng ngày cũng như trong hoạt động kinh doanh, mua bán các mặt hàng thực phẩm.

Chợ Cồn vẫn tấp nập mua bán vào cuối ngày

Những năm qua, hàng loạt siêu thị, trung tâm thương mại,… được xây dựng trên địa bàn thành phố, nhưng chợ Cồn không vì thế mà mất đi không khí sầm uất, hoạt động mua bán tại chợ vẫn diễn ra tấp nập, đông đúc, nhộn nhịp mỗi ngày, như chính nhịp sống năng động của người dân thành phố.

NGÔ HUYỀN

Công trình công cộng

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

Cầu Sông Hàn- niềm tự hào của người dân Đà Nẵng

Một năm sau khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (1997), Đà Nẵng đã khởi công xây dựng cầu Sông Hàn – một công trình mang tính đột phá về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của thành phố lúc đó. Đây không chỉ là công trình chào mừng thiên niên kỷ thứ ba mà còn là một bước ngoặt đánh dấu sự chuyển mình của thành phố Đà Nẵng trẻ trung, năng động, biểu tượng cho một khát vọng vươn lên của người dân thành phố.

Công viên 29-3 – Lá phổi xanh quý giá của thành phố

Công viên 29/3 trước năm 1975 được xem như khu vực bãi rác trung tâm của cả thành phố. Sau ngày giải phóng, lực lượng thanh niên thành phố đã phát động chiến dịch dọn bãi rác xây dựng công viên. Trên bãi rác khổng lồ ngày ấy, từng nhát cuốc của đoàn viên thanh niên phát đến đâu, từng mầm xanh được gieo xuống và đã không ngừng nảy nở, sinh sôi, vươn lên giữa hoang tàn, làm nên một không gian xanh công cộng giữa lòng thành phố ngày nay.

Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh – Nơi giữ gìn, tôn vinh nét đẹp văn hóa quê hương

Cùng với những nỗ lực không ngừng nhằm xây dựng và phát triển Đà Nẵng trở thành một thành phố văn minh, hiện đại, người dân Đà Nẵng cũng luôn ý thức được được tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa mang đậm bản sắc của địa phương, của dân tộc. Việc Đà Nẵng đầu tư xây dựng một nhà hát tuồng quy mô, bài bản, chuyên nghiệp ngay giữa lòng thành phố chính là một minh chứng cho tinh thần đó.

Cầu Thuận Phước – dải lụa nối đôi bờ sông Hàn

Một trong những điểm nhấn nổi bật của thành phố Đà Nẵng là những chiếc cầu nối liền đôi bờ sông Hàn. Bởi lẽ không chỉ giúp người dân đi lại thuận lợi hơn mà còn kết nối giao thương, tạo đà cho phát triển kinh tế, đồng thời tạo nên nét riêng cho thành phố với những kiến trúc mới lạ, ý tưởng thiết kế độc đáo. Không những thế, khi màn đêm buông xuống dòng sông Hàn, những chiếc cầu trở nên rực rỡ hơn dưới những ánh đèn màu, càng làm tôn thêm vẻ quyến rũ của một thành phố trẻ năng động. Một trong số đó phải kể đến cầu Thuận Phước – cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam.

Nhà hát Trưng Vương trong lòng người Đà Nẵng

Có lẽ bất kỳ người dân Đà Nẵng nào khi được hỏi về các địa điểm quen thuộc, gắn liền với thành phố từ nhiều năm qua sẽ không ngần ngại kể tên các điểm như chợ Cồn, chợ Hàn hay nhà hát Trưng Vương. Bởi đây là những hình ảnh hết sức gần gũi, thân thuộc với người dân thành phố. Trong số đó, nhà hát Trưng Vương đối với người Đà Nẵng là một trung tâm sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật lâu đời, gắn liền với sự phát triển của thành phố qua nhiều giai đoạn.

Asset Publisher

Navigation Menu

Navigation Menu