Lễ tang cụ Phan Châu Trinh

Phan Châu Trinh sinh năm 1872 tại làng Tây Lộc, phủ Tam Kỳ, nay là huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Thuở nhỏ, Phan nổi tiếng học giỏi, đỗ cử nhân năm 1900, năm sau đỗ phó bảng, được bổ làm Thừa biện Bộ Lễ ở Huế. Thời gian này, ông có dịp đọc Thiên hạ đại thế luận của Nguyễn Lộ Trạch, đọc nhiều sách "Tân thư", nhất là sách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, chịu ảnh hưởng thuyết cải cách dân chủ. Năm 1905, ông từ quan, đi đây đó khắp nơi, gặp gỡ nhiều trí thức, sang Nhật cùng Phan Bội Châu, vừa để quan sát tận mắt một xã hội trên đà canh tân, vừa tìm một con đường cứu nước phù hợp với xã hội Việt Nam.

Phan Châu Trinh

Năm 1908, vụ chống thuế nổ ra ở Quảng Nam, sau đó lan ra 10 tỉnh ở Trung Kỳ. Lúc đó, ông đang ở Hà Nội, bị Pháp bắt đưa về Huế và bị Nam triều kết án tử hình, sau được giảm, bị đày ra Côn Đảo. Nhờ sự can thiệp của Hội Nhân quyền của Pháp, ông được trả tự do, nhưng buộc “an trí” tại Mỹ Tho. Năm 1911, ông được chính quyền thực dân cho sang Pháp theo yêu cầu của ông. Ở tại Pháp, ông tiếp tục viết báo, sáng tác thơ văn, lại bị chính quyền Pháp bắt giam gần một năm ở ngục Santé.

Ngày 28-6-1925, Phan Châu Trinh từ Pháp về Sài Gòn. Tại đây, ông có dịp giao thiệp với một số trí thức cấp tiến ở Nam Kỳ, đã tổ chức một số buổi diễn thuyết tại Nhà hội Thanh niên ở đường Albert 1er (nay là đường Đinh Tiên Hoàng). Do làm việc quá sức, ông ngã bệnh nặng và mất lúc 21 giờ 30 đêm 24-3-1926. Tin này loan đi, gây một niềm xúc động lớn trong cả nước.
 
Một hội đồng phụ trách tang lễ được thành lập gồm nhiều nhân sĩ trí thức nổi tiếng cả ba kỳ Nam – Trung – Bắc.
 
Ngày 4-4-1926, đám tang ông được cử hành rất trọng thể tại Sài Gòn. Hàng chục vạn đồng bào thành phố và các tỉnh lân cận tiễn đưa nhà chí sĩ yêu nước đến nơi an nghỉ cuối cùng. Theo tường thuật của nhiều tờ báo ở Sài Gòn lúc bấy giờ, dòng người tham dự đám tang dài, đông đến nỗi linh cữu đã đến nghĩa trang Hội Gò Công tương tế (khu vực sân bay Tân Sơn Nhất), mà nhiều người vẫn còn đứng chật nơi căn nhà số 54 Pellerin (nay là đường Pasteur), nơi đặt quan tài và tổ chức lễ truy điệu, chưa chuyển bước được.
 

Lễ tang cụ Phan Châu Trinh 

Cùng trong thời gian này, trong khắp cả nước, từ Nam suốt Bắc dấy lên phong trào làm lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh, và đặc biệt sôi động nhất trong giới thanh niên, học sinh.
 
Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ ở Trung Quốc, theo dõi rất kỹ sự kiện đặc biệt này và đã viết trên tờ International Press Correspondence (Thư tín quốc tế) số 21 năm 1926 như sau: “30.000 người Việt Nam ở khắp xứ Nam Kỳ đã làm lễ an táng theo quốc lễ và cả nước đã tổ chức lễ truy điệu nhà chí sĩ. Chỉ trong vài ba ngày, một cuộc lạc quyên đã thu được 100.000 đồng (bạc Đông Dương). Tất cả học sinh, sinh viên đều để tang cụ. Trước phong trào yêu nước của toàn dân, bọn thực dân Pháp sợ hãi, bắt đầu phản công lại. Chúng cấm học sinh để tang và tổ chức lạc quyên. Chúng cấm tổ chức lễ truy điệu. Để phản đối lại, học sinh đã bãi khóa(1).
 
Về sự kiện đám tang và lễ truy điệu Phan Châu Trinh diễn ra trong cả nước năm 1926, Nguyễn Ái Quốc, trong một bài viết khác, ngày 5-3-1930, đã nhận xét: “Người Việt Nam chưa hề được chứng kiến một sự việc to như vậy bao giờ trong lịch sử”(2).
 
Còn bọn thống trị Pháp cũng không giấu nỗi bàng hoàng của chúng trước sự kiện đặc biệt nổi bật này. Một báo cáo của Sở Mật thám Pháp đã phải thừa nhận đây là “một cuộc biểu dương lực lượng vĩ đại đến nay chưa từng có” (une manifestation grandiose inconnue jusqu’ici).
 
(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập II, Nxb. Chính trị Quốc gia, H., 1996, tr. 15.
(2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập III, Sđd, tr. 20.

Những mốc son lịch sử

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

Cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp đầu tiên của quân và dân ta ở mặt trận Đà Nẵng năm 1858

Ở thế kỷ XIX, Việt Nam nằm trong tầm ngắm của thực dân Pháp trong kế hoạch giành giật thị trường và mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Đà Nẵng được coi như một cửa ngõ chiến lược để xâm lược Việt Nam.

Đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng (8-3-1965)

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản, đế quốc Mỹ quyết định đưa quân chiến đấu trên bộ vào miền Nam và thực hiện chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ở miền Bắc. Sau khi đưa một đại đội máy bay F.105 vào Biên Hòa và một tiểu đoàn tên lửa HAWK vào Đà Nẵng, ngày 8-3-1965, đại đội đầu tiên của tiểu đoàn thủy quân lục chiến số 9 của Mỹ đổ bộ lên bãi biển Phú Lộc (nay thuộc quận Thanh Khê). Đến chiều cùng ngày, tiểu đoàn 2 thuộc lữ đoàn nói trên được không vận từ căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa (Nhật Bản) đáp xuống sân bay Đà Nẵng. Đây là những đơn vị lính thủy đánh bộ đầu tiên của Mỹ được đưa vào miền Nam, trực tiếp tham chiến.

Pháp lập thành phố nhượng địa Đà Nẵng (3-10-1888)

Dưới sức ép của thực dân Pháp, ngày 25-8-1883, triều đình Huế buộc phải ký với chúng "Hiệp ước hòa bình" (còn gọi là hiệp ước Harmand), qua đó chính thức công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Trung Kỳ. Theo điều 6 và 7 của Hiệp ước này, ngoài việc yêu cầu mở cửa Đà Nẵng để thông thương còn quy định rằng Pháp sẽ được phép lập các khu nhượng địa (concession) ở đây. Cho đến bản Hiệp ước ký ngày 6-6-1884 (còn gọi là Hiệp ước Patenôtre) thì căn bản Việt Nam đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp dưới nhiều chế độ cai trị khác nhau

Cuộc nổi dậy làm chủ của nhân dân Đà Nẵng từ tháng 3 đến tháng 5-1966, đỉnh cao của phong trào đô thị miền Nam thời chống Mỹ

Do mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ đám tay sai chóp bu của Mỹ ở Sài Gòn, cái gọi là “Hội đồng quân sự” do Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ cầm đầu đã ra lệnh cách chức trung tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh quân đoàn I, ngày 10-3-1966. Nhận được tin Thi bị cách chức, vào lúc 17 giờ ngày 11-3-1966, khoảng 300 sĩ quan và binh lính thuộc phe cánh ông ta ở miền Trung họp mít tinh ở hội trường Trưng Vương (Đà Nẵng) “yêu cầu chính phủ trung ương phục chức cho trung tướng Nguyễn Chánh Thi”, đồng thời thành lập “Ủy ban quân dân vùng I chiến thuật” để làm áp lực với chính quyền trung ương.

Chiến thắng lịch sử trên đèo Hải Vân trong kháng chiến chống Pháp (24-1-1949)

Hải Vân, con đèo hùng vĩ và đẹp nhất nước, từng được sử sách xưa xếp vào loại “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Nhưng đối với các đạo quân xâm lược, thì nơi đây đã ghi lại bao nỗi đau buồn.

Asset Publisher

Navigation Menu

Navigation Menu