Trần Cao Vân, Thái Phiên và vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (3-5-1916)

Cuộc họp toàn kỳ của Hội Việt Nam Quang phục tại Huế tháng 9-1915 đã ủy thác cho Trần Cao Vân và Thái Phiên liên lạc với vua Duy Tân (1900-1945) bàn về việc tổ chức khởi nghĩa. Trần Cao Vân đã viết thư gợi nỗi nhục mất nước và kích thích lòng yêu nước của nhà vua, sau đó ông và Thái Phiên bí mật hội kiến với vua Duy Tân, và được nhà vua đồng ý tham gia.

Với sự thúc giục của đội lính mộ ước hơn một ngàn người, trong đó có lực lượng cơ sở mạnh, lúc bấy giờ đang tập trung tại Huế vì gần đến ngày sang Pháp, vua Duy Tân đã quyết định chọn đêm mồng 1 tháng 4 năm Bính Thìn (3-5-1916) phát lệnh khởi nghĩa.

Kế hoạch khởi nghĩa đã được truyền đạt đi các nơi, chỉ còn chờ giờ hành động. Nhưng điều không may, sự việc bị bại lộ khởi đi từ tỉnh Quảng Ngãi.
 
Tên công sứ Quảng Ngãi mật điện cho Tòa khâm sứ Huế, và một kế hoạch phản khởi nghĩa được gấp rút chuẩn bị, trong khi những người chủ mưu không hề hay biết.
 
Đêm mồng 2 tháng 4, vào khoảng mười một giờ, vua Duy Tân cải trang cùng với hai người hộ vệ là Tôn Thất Đề và Nguyễn Quang Siêu ra khỏi hoàng thành, đến bến Thương Bạc, nơi có thuyền chờ sẵn của hai ông Trần Cao Vân, Thái Phiên đến rước.
 

Chưa kịp xuống thuyền, nhà vua gặp Phán Trứ (Trần Quang Trứ), nhân viên của tòa công sứ Thừa Thiên và cũng là cơ sở của hội hoạt động trong cơ lính bảo hộ. Phán Trứ toan làm phản, đã vội vàng xuống đò qua sông, thẳng đến Tòa khâm sứ phi báo sự việc vừa xảy ra.

Trong khi đó thì ở khắp các trại lính ở Huế đều bị lệnh cấm ra vào, vũ khí bị tước sạch đưa vào kho khóa lại. Vì vậy, đến giờ phát lệnh, không còn tiếng súng báo hiệu, và tất nhiên lửa báo hiệu cho Quảng Nam, Quảng Ngãi ở trên đỉnh đèo Hải Vân cũng không có nốt. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt từ trong trứng nước.
 

Tại kinh thành Huế, bọn thực dân ban lệnh săn lùng qui mô để tìm bắt vua Duy Tân. Cuối cùng, chúng đã lần theo vết tích, phát hiện được nhà vua cùng 2 người tùy tùng và cả hai nhà lãnh đạo Trần Cao Vân, Thái Phiên ở trong một ngôi chùa bên núi Ngũ Phong. Nhà vua bị điệu về giữ ở đồn Mang Cá, còn các ông Trần Cao Vân, Thái Phiên, Tôn Thất Đề, Nguyễn Quang Siêu thì bị tống giam ngay ở lao Thừa Phủ.

Trước tòa án Nam triều, Trần Cao Vân và Thái Phiên đã khẳng khái tự nhận mọi công việc đều do hai ông thủ xướng: Trần Cao Vân với chức danh quân sư và Thái Phiên làm phó quân sư.
 
Ngày 17-5-1916, chính phủ bảo hộ và Bộ Hình của Nam triều đã đưa các ông Trần Cao Vân, Thái Phiên cùng 2 người tùy tùng của nhà vua là Tôn Thất Đề và Nguyễn Quang Siêu ra chém ở pháp trường An Hòa. Còn vua Duy Tân thì đến mùa hè năm Bính Thìn bị đưa vào Vũng Tàu, để sau đó đày sang châu Phi. Thực dân Pháp đưa Khải Định, con vua bù nhìn Đồng Khánh, lên thay.
 
Nhiều yếu nhân trong cuộc mưu khởi nghĩa này đã bị bắt, bị giết, gần hai trăm người khác bị kết án khổ sai đày đi Côn Đảo, Lao Bảo, Thái Nguyên và bị tịch biên gia sản.
 

Những mốc son lịch sử

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

Cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp đầu tiên của quân và dân ta ở mặt trận Đà Nẵng năm 1858

Ở thế kỷ XIX, Việt Nam nằm trong tầm ngắm của thực dân Pháp trong kế hoạch giành giật thị trường và mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Đà Nẵng được coi như một cửa ngõ chiến lược để xâm lược Việt Nam.

Đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng (8-3-1965)

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản, đế quốc Mỹ quyết định đưa quân chiến đấu trên bộ vào miền Nam và thực hiện chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ở miền Bắc. Sau khi đưa một đại đội máy bay F.105 vào Biên Hòa và một tiểu đoàn tên lửa HAWK vào Đà Nẵng, ngày 8-3-1965, đại đội đầu tiên của tiểu đoàn thủy quân lục chiến số 9 của Mỹ đổ bộ lên bãi biển Phú Lộc (nay thuộc quận Thanh Khê). Đến chiều cùng ngày, tiểu đoàn 2 thuộc lữ đoàn nói trên được không vận từ căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa (Nhật Bản) đáp xuống sân bay Đà Nẵng. Đây là những đơn vị lính thủy đánh bộ đầu tiên của Mỹ được đưa vào miền Nam, trực tiếp tham chiến.

Pháp lập thành phố nhượng địa Đà Nẵng (3-10-1888)

Dưới sức ép của thực dân Pháp, ngày 25-8-1883, triều đình Huế buộc phải ký với chúng "Hiệp ước hòa bình" (còn gọi là hiệp ước Harmand), qua đó chính thức công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Trung Kỳ. Theo điều 6 và 7 của Hiệp ước này, ngoài việc yêu cầu mở cửa Đà Nẵng để thông thương còn quy định rằng Pháp sẽ được phép lập các khu nhượng địa (concession) ở đây. Cho đến bản Hiệp ước ký ngày 6-6-1884 (còn gọi là Hiệp ước Patenôtre) thì căn bản Việt Nam đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp dưới nhiều chế độ cai trị khác nhau

Cuộc nổi dậy làm chủ của nhân dân Đà Nẵng từ tháng 3 đến tháng 5-1966, đỉnh cao của phong trào đô thị miền Nam thời chống Mỹ

Do mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ đám tay sai chóp bu của Mỹ ở Sài Gòn, cái gọi là “Hội đồng quân sự” do Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ cầm đầu đã ra lệnh cách chức trung tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh quân đoàn I, ngày 10-3-1966. Nhận được tin Thi bị cách chức, vào lúc 17 giờ ngày 11-3-1966, khoảng 300 sĩ quan và binh lính thuộc phe cánh ông ta ở miền Trung họp mít tinh ở hội trường Trưng Vương (Đà Nẵng) “yêu cầu chính phủ trung ương phục chức cho trung tướng Nguyễn Chánh Thi”, đồng thời thành lập “Ủy ban quân dân vùng I chiến thuật” để làm áp lực với chính quyền trung ương.

Chiến thắng lịch sử trên đèo Hải Vân trong kháng chiến chống Pháp (24-1-1949)

Hải Vân, con đèo hùng vĩ và đẹp nhất nước, từng được sử sách xưa xếp vào loại “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Nhưng đối với các đạo quân xâm lược, thì nơi đây đã ghi lại bao nỗi đau buồn.

Asset Publisher

Navigation Menu

Navigation Menu