Cuộc tuần du Ngũ Hành Sơn của vua Minh Mạng năm 1831 và bản điều trần của người học trò huyện Duy Xuyên

Trong 20 năm ở ngôi (1820-1840), vua Minh Mạng tiếp tục củng cố vương quyền của nhà Nguyễn bằng một thiết chế nhà nước quân chủ chuyên chế kiểu phương Đông. Nhà vua thâu tóm mọi quyền hành trong tay. Tốn kém nhất và gây phiền toái nhất cho quan lại địa phương và dân chúng là những cuộc tuần du của nhà vua.

Chỉ riêng ở Quảng Nam, Minh Mạng đã tổ chức tuần du đến chiêm bái và ngoạn cảnh Ngũ Hành Sơn, một danh thắng bậc nhất của Quảng Nam, vào những năm 1825, 1827 và 1831.

Năm 1831, trời làm khô hạn, bốn huyện thuộc trấn Quảng Nam là Diên Phước, Hòa Vang, Duy Xuyên, Lễ Dương bị mất mùa nghiêm trọng. Nhưng vua Minh Mạng sau khi tổ chức ăn mừng lễ tứ tuần đại khánh linh đình, triều đình tại kinh thành Huế năm trước, vẫn tiến hành ngự lãm Ngũ Hành Sơn vào năm sau đó.
 
Quan Hiệp trấn Quảng Nam lúc bấy giờ là Phan Thanh Giản được lệnh chuẩn bị cuộc nghênh đón, đã dâng sớ can gián vua nên sau đó đã bị giáng cấp sung quân ở đồn Trà My, miền tây Quảng Nam để chống lại việc quấy phá của tộc người thiểu số. Và cuộc tuần du của vua vẫn cứ tiến hành như đã định.
 
Trong chuyến tuần du này, trên đường trở về đã xảy ra một sự cố hiếm thấy. Có một thư sinh áo vải tuổi độ 20 – 22, quê ở làng Thới Bình, huyện Duy Xuyên, tên là Nguyễn Đình Chương đã dâng sớ lên vua nêu rõ thực trạng tình hình đất nước và đời sống khổ cực của dân chúng trong hạt, đồng thời cũng lên tiếng phê phán cuộc tuần du mà nhiều đại thần cũng như thuộc quan đã có ý kiến can gián.
 
Về sự kiện này, sách Minh Mạng chính yếu chỉ chép mấy dòng ngắn gọn như sau: “Vua vào chơi tỉnh Quảng Nam, có người học trò tên Lê Đình Chương đón xa giá, đếm xỉa những điều tai dị như nắng khô, mưa lụt, nói nhiều đến ngông cuồng, trái lẽ. Giao cho bộ Hình bàn luận, xin theo luật “Yêu ngôn” (nói điều yêu quái), kết tội “trảm giam hậu” (giam lại chờ chém)”.
 
Còn theo giám mục Taberd trong thư gửi ông Langlois đề ngày tháng 3-1831, thì Nguyễn Thế Lương(1) đón ngự giá vua Minh Mạng dâng một “bản tấu” (placet) dài 11 trang và cho đây là “một kiệt tác trong số những điều trần nổi tiếng xưa nay ở đây”…
 
Nội dung bản điều trần có đoạn: Mỗi lần đức vua tuần du dài ngày là mỗi lần tốn phí lớn lao, chưa nói đến nỗi cực nhọc và sự phiền muộn trong dân tình (…) Ngày hôm nay, bệ hạ lại tuần du trấn Quảng Nam, các đại thần cũng như thuộc quan đã lên tiếng can gián. Kẻ hạ dân này dù đơn độc và tầm thường, cũng xin thẳng thắn đệ trình lên bệ hạ đôi lời. Nếu bệ hạ lấy làm phật ý nổi giận ấy là đã quên cái gương của triều Ngu chịu lắng nghe những lời chỉ trích lỗi lầm của vua… Còn như may ra bệ hạ hồi tâm xét nghĩ, luôn luôn xem dân là quý, là rường cột chống đỡ vương triều. Trong trường hợp này, vua chẳng khác chi là chiếc thuyền và dân chẳng khác chi là nước. Chỉ có nước chở thuyền, chứ chưa từng nghe thuyền chở nước bao giờ. Kẻ hạ dân dám xin Cửu trùng chớ nên khinh thị những ngu kiến trong sớ này, và cầu mong Thánh thượng để lòng thực thi. Nhược bằng đấng Thiên tử khi dễ và ruồng bỏ, bắt tội phạm thượng khi quân, kẻ hạ dân đây cam lòng chịu tội, không một chút hối tiếc”.
 
Còn số phận của người dâng sớ sau đó ra sao? Cũng theo thư của giám mục Taberd thì “con người trẻ tuổi ấy liền bị bắt và khép vào tội chết. Nhiều quan văn tỏ ra có biệt nhãn với tài học và sự quả cảm của anh ta, cùng lên tiếng xin vua ân xá. Nếu không tha bổng hoàn toàn, cũng xin vua đặc ân cho anh ta một chút tự do, dưới sự quản thúc của hoàng triều”. Còn sự thật đã diễn ra như thế nào thì không thấy tài liệu nào của Quốc sử quán triều Nguyễn nói đến, ngoài những dòng ngắn ngủi trong Minh Mệnh chính yếu được trích dẫn ở trên đây.

(1) Về tên gọi của người dâng sớ, các nguồn tài liệu chép khác nhau do chuyển ngữ từ Hán văn sang Pháp văn rồi dịch sang quốc ngữ.

- Sách Minh Mạng chính yếu chép là Nguyễn Đình Chương.

- Nguyễn Phan Quang trong Việt Nam thế kỷ XIX (1802-1884), Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 1999, ở trang 17 chép là Nguyễn Tiến Chương.

- Giám mục Taberd trong một bức thư gửi cho ông Langlois (3-1831) ghi tên thư sinh là Nguyễn Thế Lương.

- Đốc học Quảng Nam Trần Đình Phong trong bài Quảng Nam tỉnh phú nổi tiếng nhắc đến sự kiện này này bằng câu: "Làng Thới Bình có Đồ bố y thảo dã dám cửu trùng bộc bạch" (Thới Bình Đỗ bố y, thiện chí xích nhi thốn trung hiến bộc).

Chúng tôi (B.S) dựa theo tên của sách Minh Mạng chính yếu là Nguyễn Đình Chương, bản dịch Nxb. Thuận Hóa, tập 3, tr. 364.

 

Những mốc son lịch sử

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

Cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp đầu tiên của quân và dân ta ở mặt trận Đà Nẵng năm 1858

Ở thế kỷ XIX, Việt Nam nằm trong tầm ngắm của thực dân Pháp trong kế hoạch giành giật thị trường và mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Đà Nẵng được coi như một cửa ngõ chiến lược để xâm lược Việt Nam.

Đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng (8-3-1965)

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản, đế quốc Mỹ quyết định đưa quân chiến đấu trên bộ vào miền Nam và thực hiện chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ở miền Bắc. Sau khi đưa một đại đội máy bay F.105 vào Biên Hòa và một tiểu đoàn tên lửa HAWK vào Đà Nẵng, ngày 8-3-1965, đại đội đầu tiên của tiểu đoàn thủy quân lục chiến số 9 của Mỹ đổ bộ lên bãi biển Phú Lộc (nay thuộc quận Thanh Khê). Đến chiều cùng ngày, tiểu đoàn 2 thuộc lữ đoàn nói trên được không vận từ căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa (Nhật Bản) đáp xuống sân bay Đà Nẵng. Đây là những đơn vị lính thủy đánh bộ đầu tiên của Mỹ được đưa vào miền Nam, trực tiếp tham chiến.

Pháp lập thành phố nhượng địa Đà Nẵng (3-10-1888)

Dưới sức ép của thực dân Pháp, ngày 25-8-1883, triều đình Huế buộc phải ký với chúng "Hiệp ước hòa bình" (còn gọi là hiệp ước Harmand), qua đó chính thức công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Trung Kỳ. Theo điều 6 và 7 của Hiệp ước này, ngoài việc yêu cầu mở cửa Đà Nẵng để thông thương còn quy định rằng Pháp sẽ được phép lập các khu nhượng địa (concession) ở đây. Cho đến bản Hiệp ước ký ngày 6-6-1884 (còn gọi là Hiệp ước Patenôtre) thì căn bản Việt Nam đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp dưới nhiều chế độ cai trị khác nhau

Chiến thắng lịch sử trên đèo Hải Vân trong kháng chiến chống Pháp (24-1-1949)

Hải Vân, con đèo hùng vĩ và đẹp nhất nước, từng được sử sách xưa xếp vào loại “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Nhưng đối với các đạo quân xâm lược, thì nơi đây đã ghi lại bao nỗi đau buồn.

Cuộc nổi dậy làm chủ của nhân dân Đà Nẵng từ tháng 3 đến tháng 5-1966, đỉnh cao của phong trào đô thị miền Nam thời chống Mỹ

Do mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ đám tay sai chóp bu của Mỹ ở Sài Gòn, cái gọi là “Hội đồng quân sự” do Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ cầm đầu đã ra lệnh cách chức trung tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh quân đoàn I, ngày 10-3-1966. Nhận được tin Thi bị cách chức, vào lúc 17 giờ ngày 11-3-1966, khoảng 300 sĩ quan và binh lính thuộc phe cánh ông ta ở miền Trung họp mít tinh ở hội trường Trưng Vương (Đà Nẵng) “yêu cầu chính phủ trung ương phục chức cho trung tướng Nguyễn Chánh Thi”, đồng thời thành lập “Ủy ban quân dân vùng I chiến thuật” để làm áp lực với chính quyền trung ương.

Xuất bản thông tin

Navigation Menu

Navigation Menu