Điện Nam – Xã 5 nhất
Điện Nam là một trong ba xã thuộc miền đông huyện Điện Bàn. Đây là vùng đất cát, gần biển, nằm trên trục đường ĐT607A nối thành phố Đà Nẵng với thị xã Hội An; phía đông giáp xã Điện Dương, phía tây giáp xã Điện An và Điện Thắng, phía nam giáp xã Điện Minh, Điện Phương và thị trấn Vĩnh Điện, phía bắc giáp xã Điện Ngọc, nơi đã xảy ra kỳ tích “Bảy dũng sĩ Điện Ngọc” được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp vào di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.
Diện tích tự nhiên của toàn xã là 24,240km2, gồm hai vùng: vùng đất đồng trồng lúa chiếm 1/3, phần còn lại là vùng đất cát bạc màu.
Trong kháng chiến chống Pháp, vùng phía đông huyện, trong đó có xã Điện Nam là nơi có phong trào du kích mạnh của tỉnh. Bước sang thời kháng chiến chống Mỹ, đây là vùng bị quân địch càn đi, quét lại hàng trăm lần, hết quân ngụy, đến quân Mỹ, rồi quân chư hầu Nam Triều Tiên hành quân, đốt phá, bắn giết. Bom, pháo, thuốc khai quang, xe ủi đất tàn phá xóm làng đến độ hủy diệt, đứng xa hàng chục kilômét không nhìn thấy một bóng cây, một bụi tre. Thế như trên nơi mà kẻ địch âm mưu biến thành rừng đất chết, một thế trận chiến tranh nhân dân vẫn tồn tại một cách kiên cường.
Tổng kết cuộc chiến tranh giải phóng, toàn xã có 2.229 liệt sĩ, hơn 3.000 lượt người bị bắt, bị tù đày ở các nhà lao từ cấp huyện, cấp tỉnh đến Chí Hòa, Côn Đảo. Có 1.800 hộ là gia đình liệt sĩ, trong đó có gia đình có 6 liệt sĩ, 9 gia đình có 5 liệt sĩ, 22 gia đình có 4 liệt sĩ, 78 gia đình có 3 liệt sĩ… Có 502 thương bệnh binh. Không ít gia đình có 3 thế hệ cầm súng đánh giặc: cha, con, cháu. Hàng ngàn người dân bị bom đạn địch sát hại. Cả xã có 198 Bà mẹ Việt Nam anh hùng được Nhà nước tuyên dương.
Nhân dân và Lực lượng vũ trang nhân dân xã Điện Nam được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, ngày 13-8-2980.
Ban An ninh xã Điện Nam được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân ngày 20-12-1994.
Ngoài vinh dự trên, gần 30 năm sau ngày giải phóng nhìn lại, từ thực tiễn chiến đấu và xây dựng bảo vệ quê hương, những người viết sử đã tổng kết: “Xã Điện Nam của huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam là xã đạt 5 cái nhất”:
1- Xã có nhiều liệt sĩ hy sinh nhất: 2.229 người.
2- Xã có nhiều Bà mẹ Việt Nam anh hùng nhất: 198 mẹ. Chỉ thiếu 2 nữa là tròn con số 200.
3- Xã có nhiều tướng lĩnh nhất: có 7 vị tướng (trong đó có 1 thượng tướng là Lê Thế Tiệm; hai trung tướng là Phan Hoan và Trần Đối; 4 thiếu tướng là Phạm Đức Mai, Phạm Ngọc Lang, Phạm Bân, Phạm Kỳ).
4- Xã có nhiều Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân nhất: 7 người (gồm Trần Đối, Võ Như Ngọc, Võ Như Hưng, Phạm Ngọc Nhân, Nguyễn Phan Vinh, Đinh Châu, Phạm Ngọc Lang).
5- Xã đi vào công nghiệp hóa và hiện đại hóa sớm nhất. Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc được xây dựng từ năm 1996-1998 đã kết thúc giai đoạn 1, đang triển khai giai đoạn 2.
Từ những mất mát đau thương trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, những người dân xã Điện Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền địa phương đang phấn đấu để xóa cái nhục thứ hai là đói nghèo để vươn lên cuộc sống ấm no, dân chủ và văn minh.
Cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp đầu tiên của quân và dân ta ở mặt trận Đà Nẵng năm 1858
Ở thế kỷ XIX, Việt Nam nằm trong tầm ngắm của thực dân Pháp trong kế hoạch giành giật thị trường và mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Đà Nẵng được coi như một cửa ngõ chiến lược để xâm lược Việt Nam.

Đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng (8-3-1965)
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản, đế quốc Mỹ quyết định đưa quân chiến đấu trên bộ vào miền Nam và thực hiện chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ở miền Bắc. Sau khi đưa một đại đội máy bay F.105 vào Biên Hòa và một tiểu đoàn tên lửa HAWK vào Đà Nẵng, ngày 8-3-1965, đại đội đầu tiên của tiểu đoàn thủy quân lục chiến số 9 của Mỹ đổ bộ lên bãi biển Phú Lộc (nay thuộc quận Thanh Khê). Đến chiều cùng ngày, tiểu đoàn 2 thuộc lữ đoàn nói trên được không vận từ căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa (Nhật Bản) đáp xuống sân bay Đà Nẵng. Đây là những đơn vị lính thủy đánh bộ đầu tiên của Mỹ được đưa vào miền Nam, trực tiếp tham chiến.

Pháp lập thành phố nhượng địa Đà Nẵng (3-10-1888)
Dưới sức ép của thực dân Pháp, ngày 25-8-1883, triều đình Huế buộc phải ký với chúng "Hiệp ước hòa bình" (còn gọi là hiệp ước Harmand), qua đó chính thức công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Trung Kỳ. Theo điều 6 và 7 của Hiệp ước này, ngoài việc yêu cầu mở cửa Đà Nẵng để thông thương còn quy định rằng Pháp sẽ được phép lập các khu nhượng địa (concession) ở đây. Cho đến bản Hiệp ước ký ngày 6-6-1884 (còn gọi là Hiệp ước Patenôtre) thì căn bản Việt Nam đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp dưới nhiều chế độ cai trị khác nhau

Chiến thắng lịch sử trên đèo Hải Vân trong kháng chiến chống Pháp (24-1-1949)
Hải Vân, con đèo hùng vĩ và đẹp nhất nước, từng được sử sách xưa xếp vào loại “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Nhưng đối với các đạo quân xâm lược, thì nơi đây đã ghi lại bao nỗi đau buồn.

Cuộc nổi dậy làm chủ của nhân dân Đà Nẵng từ tháng 3 đến tháng 5-1966, đỉnh cao của phong trào đô thị miền Nam thời chống Mỹ
Do mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ đám tay sai chóp bu của Mỹ ở Sài Gòn, cái gọi là “Hội đồng quân sự” do Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ cầm đầu đã ra lệnh cách chức trung tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh quân đoàn I, ngày 10-3-1966. Nhận được tin Thi bị cách chức, vào lúc 17 giờ ngày 11-3-1966, khoảng 300 sĩ quan và binh lính thuộc phe cánh ông ta ở miền Trung họp mít tinh ở hội trường Trưng Vương (Đà Nẵng) “yêu cầu chính phủ trung ương phục chức cho trung tướng Nguyễn Chánh Thi”, đồng thời thành lập “Ủy ban quân dân vùng I chiến thuật” để làm áp lực với chính quyền trung ương.
Chưa có bình luận ý kiến bài viết!