Giành chính quyền ở thành phố Đà Nẵng trong Cách mạng tháng 8-1945
Sau cuộc Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) trên toàn cõi Đông Dương, ở Đà Nẵng bọn Nhật một mặt khống chế lực lượng quân Pháp, một mặt đưa Tôn Thất Gián và Nguyễn Khoa Phong lên làm Tỉnh trưởng Quảng Nam và Đốc lý Đà Nẵng, nhanh chóng tổ chức bộ máy hành chính, quân sự và các tổ chức đoàn thể xã hội thân Nhật.
Các đảng phái chính trị như Cao Đài, Đại Việt… cũng nhảy ra chính trường hoạt động.
Sau khi Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng không điều kiện (15-8-1945) thì lực lượng quân Nhật từ Bình Định đến Quảng Nam gom dồn về Đà Nẵng, số lượng lên đến 5.000 tên. Đây là mối lo ngại lớn của ta khi nổ ra khởi nghĩa, mặc dù thực lực cách mạng ở nội thành cũng như ngoại thành khá mạnh.
Thông qua cơ sở, viên tư lệnh quân Nhật muốn tìm gặp đại diện của Việt Minh để đảm bảo sự an toàn cho chúng. Ông Lê Văn Hiến được cử tới thương lượng, yêu cầu quân Nhật án binh bất động, không can thiệp vào công việc nội bộ của ta, và ngược lại, ta sẽ liên lạc với lực lượng cách mạng ở Quảng Ngãi, đề nghị chấm dứt tấn công quân Nhật, để chúng thu nhặt thương binh và số lính Nhật chết trên chiến trường.
Nhờ sách lược phân hóa và trung lập quân Nhật, việc giành chính quyền ở Đà Nẵng chủ yếu dựa vào sức mạnh chính trị của quần chúng trên hình thức lập chính quyền cách mạng bằng những cuộc mít tinh ra mắt Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời ở từng khu vực, không biểu dương lực lượng một cách rầm rộ.
Do gặp trục trặc khi đi Quảng Ngãi bàn bạc với những người lãnh đạo cách mạng ở đây đảm bảo an toàn để quân Nhật “án binh bất động”, ông Lê Văn Hiến về muộn.
Tám giờ sáng ngày 26-8-1945, khi tiếng còi tầm thành phố vừa cất lên, tất cả các cơ sở, nhà máy đều bị các toán Việt Minh đột nhập, chiếm lĩnh, treo cờ, giăng biểu ngữ, tập hợp công nhân, viên chức đọc lệnh khởi nghĩa, tuyên bố xóa bỏ chính quyền điều hành cũ, thiết lập trật tự mới của cách mạng. Các đội tự vệ được phân công canh gác, bảo vệ các trụ sở. Đến 9 giờ sáng, cờ đỏ sao vàng treo ngập khắp thành phố báo tin mảnh đất “nhượng địa” từ đây trở về với Tổ quốc Việt Nam độc lập.
Tại Tòa đốc lý, ông Lê Văn Hiến nhân danh Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố, có lực lượng vũ trang hộ tống tiến vào cổng chính, tiếp nhận con dấu và hồ sơ của đại diện chính quyền bù nhìn Nguyễn Khoa Phong trao lại cho chính quyền cách mạng. Lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên thay thế cho lá cờ quẻ ly. Đây là thời điểm xác định thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đã hoàn thành một cuộc nổi dậy khởi nghĩa, giành chính quyền.
Sáng ngày 28-8-1945, tại sân vận động thành phố, gần ba vạn đồng bào Đà Nẵng, chỉnh tề trong đội ngũ mang theo cờ, băng tham gia cuộc mít tinh trọng thể mừng độc lập và lễ ra mắt Ủy ban Nhân dân lâm thời của thành phố.
Cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp đầu tiên của quân và dân ta ở mặt trận Đà Nẵng năm 1858
Ở thế kỷ XIX, Việt Nam nằm trong tầm ngắm của thực dân Pháp trong kế hoạch giành giật thị trường và mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Đà Nẵng được coi như một cửa ngõ chiến lược để xâm lược Việt Nam.

Đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng (8-3-1965)
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản, đế quốc Mỹ quyết định đưa quân chiến đấu trên bộ vào miền Nam và thực hiện chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ở miền Bắc. Sau khi đưa một đại đội máy bay F.105 vào Biên Hòa và một tiểu đoàn tên lửa HAWK vào Đà Nẵng, ngày 8-3-1965, đại đội đầu tiên của tiểu đoàn thủy quân lục chiến số 9 của Mỹ đổ bộ lên bãi biển Phú Lộc (nay thuộc quận Thanh Khê). Đến chiều cùng ngày, tiểu đoàn 2 thuộc lữ đoàn nói trên được không vận từ căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa (Nhật Bản) đáp xuống sân bay Đà Nẵng. Đây là những đơn vị lính thủy đánh bộ đầu tiên của Mỹ được đưa vào miền Nam, trực tiếp tham chiến.

Pháp lập thành phố nhượng địa Đà Nẵng (3-10-1888)
Dưới sức ép của thực dân Pháp, ngày 25-8-1883, triều đình Huế buộc phải ký với chúng "Hiệp ước hòa bình" (còn gọi là hiệp ước Harmand), qua đó chính thức công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Trung Kỳ. Theo điều 6 và 7 của Hiệp ước này, ngoài việc yêu cầu mở cửa Đà Nẵng để thông thương còn quy định rằng Pháp sẽ được phép lập các khu nhượng địa (concession) ở đây. Cho đến bản Hiệp ước ký ngày 6-6-1884 (còn gọi là Hiệp ước Patenôtre) thì căn bản Việt Nam đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp dưới nhiều chế độ cai trị khác nhau

Chiến thắng lịch sử trên đèo Hải Vân trong kháng chiến chống Pháp (24-1-1949)
Hải Vân, con đèo hùng vĩ và đẹp nhất nước, từng được sử sách xưa xếp vào loại “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Nhưng đối với các đạo quân xâm lược, thì nơi đây đã ghi lại bao nỗi đau buồn.

Cuộc nổi dậy làm chủ của nhân dân Đà Nẵng từ tháng 3 đến tháng 5-1966, đỉnh cao của phong trào đô thị miền Nam thời chống Mỹ
Do mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ đám tay sai chóp bu của Mỹ ở Sài Gòn, cái gọi là “Hội đồng quân sự” do Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ cầm đầu đã ra lệnh cách chức trung tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh quân đoàn I, ngày 10-3-1966. Nhận được tin Thi bị cách chức, vào lúc 17 giờ ngày 11-3-1966, khoảng 300 sĩ quan và binh lính thuộc phe cánh ông ta ở miền Trung họp mít tinh ở hội trường Trưng Vương (Đà Nẵng) “yêu cầu chính phủ trung ương phục chức cho trung tướng Nguyễn Chánh Thi”, đồng thời thành lập “Ủy ban quân dân vùng I chiến thuật” để làm áp lực với chính quyền trung ương.
Chưa có bình luận ý kiến bài viết!