Hội An - Thị xã hai lần Anh hùng
Thị xã Hội An được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì đã có những hy sinh, đóng góp to lớn trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước (28-3-1999).
Thị xã Hội An được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động trong suốt 25 năm xây dựng hòa bình (1975-2000), đặc biệt trong 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới (31-12-2000).
Phố cổ Hội An được Ủy ban Di sản văn hóa thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa - Khoa học - Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới (5-12-1999).
Thị xã Hội An được nhận Giải thưởng kiệt xuất về “Dự án bảo tồn di tích” khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO (2001).
Thị xã Hội An được Đảng, Chính phủ, Bộ Văn hóa - Thông tin giao nhiệm vụ xây dựng Đô thị văn hóađầu tiên trong cả nước, do đã đạt được những kỳ tích bảo vệ, xây dựng và phát triển toàn diện sau 15 năm đổi mới (1986-2000).
Những thành tích và vinh dự đã đạt được là kết quả công sức, trí tuệ và máu xương của nhiều thế hệ hôm qua và hôm nay tạo dựng nên.
Bài văn bia khắc trên tấm bia đá cao 1,68m, rộng 1,13m, dày 1,22m, nặng một tấn được làm từ đá ở thành phố Thanh Hóa (tỉnh kết nghĩa với tỉnh Quảng Nam) đã khái quát được chặng đường phấn đấu đầy gian khổ hy sinh, nhưng rất đỗi kiên cường, bất khuất của đồng bào, đồng chí nơi đây.
Tấm bia được đặt trước Kỳ đài TỔ QUỐC GHI CÔNG, nơi có ghi danh 2.229 anh hùng, liệt sĩ của thị xã đã ngã xuống trong sự nghiệp đấu tranh vì tự do độc lập của Tổ quốc tại Nghĩa trang liệt sĩ nằm cách trung tâm thị xã một kilômét về phía tây bắc.
Nguyễn Duy Hiệu phất cờ Nghĩa Hội, gươm Cần vương bạt vía quân thù, giữa pháp trường khẳng khái đề thơ, lời chính khí sáng ngời sông núi. Châu Thượng Văn đón gió Duy tân, thuyết Dân chủ ghê hồn lũ giặc, trong ngục thất thung dung tuyệt thực, dạ quang minh chói rạng trăng sao.
Vang lời núi sông “…thà hy sinh tất cả…!” Già trẻ bừng bừng khí thế lập công; trai gái hừng hực tinh thần cứu nước. Củ khoai, hạt thóc giằng từ tay giặc; góc phố, đầu thôn đỏ máu dân lành. Hầm bí mật chở che cán bộ; quỹ nuôi quân tiếp tế chiến trường. Mìn tự chế đánh chìm ca-nô giặc; súng thô sơ triệt hạ bót đồn thù. Góp lửa Điện Biên, tiến công bắt tỉnh trưởng tận nhà, giải phóng lao Thông Đăng, tan tác bến Kho Dầu… cùng cả nước làm nên chiến thắng.
Không thể ngồi yên! Chí quật cường đốt lửa đấu tranh vì chân lý “Nước Việt Nam là một…!” Bám đất giữ làng, xé rào vượt ngục, cùng miền Nam diệt ác phá kìm; gậy tre, súng bẹ, chân đất đầu trần, đêm đồng khởi tay đã cầm vũ khí. Sóng cách mạng chuyển rung phố thị, quyết xông lên cùng Đà Nẵng, Sài Gòn…; đất và người cùng thét lớn xung phong, làng với phố chung câu thề đánh Mỹ.
Bất diệt!
Cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp đầu tiên của quân và dân ta ở mặt trận Đà Nẵng năm 1858
Ở thế kỷ XIX, Việt Nam nằm trong tầm ngắm của thực dân Pháp trong kế hoạch giành giật thị trường và mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Đà Nẵng được coi như một cửa ngõ chiến lược để xâm lược Việt Nam.

Đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng (8-3-1965)
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản, đế quốc Mỹ quyết định đưa quân chiến đấu trên bộ vào miền Nam và thực hiện chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ở miền Bắc. Sau khi đưa một đại đội máy bay F.105 vào Biên Hòa và một tiểu đoàn tên lửa HAWK vào Đà Nẵng, ngày 8-3-1965, đại đội đầu tiên của tiểu đoàn thủy quân lục chiến số 9 của Mỹ đổ bộ lên bãi biển Phú Lộc (nay thuộc quận Thanh Khê). Đến chiều cùng ngày, tiểu đoàn 2 thuộc lữ đoàn nói trên được không vận từ căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa (Nhật Bản) đáp xuống sân bay Đà Nẵng. Đây là những đơn vị lính thủy đánh bộ đầu tiên của Mỹ được đưa vào miền Nam, trực tiếp tham chiến.

Pháp lập thành phố nhượng địa Đà Nẵng (3-10-1888)
Dưới sức ép của thực dân Pháp, ngày 25-8-1883, triều đình Huế buộc phải ký với chúng "Hiệp ước hòa bình" (còn gọi là hiệp ước Harmand), qua đó chính thức công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Trung Kỳ. Theo điều 6 và 7 của Hiệp ước này, ngoài việc yêu cầu mở cửa Đà Nẵng để thông thương còn quy định rằng Pháp sẽ được phép lập các khu nhượng địa (concession) ở đây. Cho đến bản Hiệp ước ký ngày 6-6-1884 (còn gọi là Hiệp ước Patenôtre) thì căn bản Việt Nam đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp dưới nhiều chế độ cai trị khác nhau

Chiến thắng lịch sử trên đèo Hải Vân trong kháng chiến chống Pháp (24-1-1949)
Hải Vân, con đèo hùng vĩ và đẹp nhất nước, từng được sử sách xưa xếp vào loại “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Nhưng đối với các đạo quân xâm lược, thì nơi đây đã ghi lại bao nỗi đau buồn.

Cuộc nổi dậy làm chủ của nhân dân Đà Nẵng từ tháng 3 đến tháng 5-1966, đỉnh cao của phong trào đô thị miền Nam thời chống Mỹ
Do mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ đám tay sai chóp bu của Mỹ ở Sài Gòn, cái gọi là “Hội đồng quân sự” do Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ cầm đầu đã ra lệnh cách chức trung tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh quân đoàn I, ngày 10-3-1966. Nhận được tin Thi bị cách chức, vào lúc 17 giờ ngày 11-3-1966, khoảng 300 sĩ quan và binh lính thuộc phe cánh ông ta ở miền Trung họp mít tinh ở hội trường Trưng Vương (Đà Nẵng) “yêu cầu chính phủ trung ương phục chức cho trung tướng Nguyễn Chánh Thi”, đồng thời thành lập “Ủy ban quân dân vùng I chiến thuật” để làm áp lực với chính quyền trung ương.
Chưa có bình luận ý kiến bài viết!