Quảng Nam Đà Nẵng qua các địa danh (phần 13)

Núi Thành: Cụm đồi trọc có độ cao từ 45 – 50 m, nằm ở phía tây căn cứ quân sự Chu Lai 4 km, cách bờ biển 6km, thuộc xã Tam Nghĩa, huyện Tam Kỳ, nay là huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Trên đồi này, vào đêm 25 rạng 26/5/1965, Đại đội 2 của Tiểu đoàn 70 anh hùng của quân Giải phóng đã diệt gọn một đại đội lính Mỹ đang đóng giữ bảo vệ vòng ngoài căn cứ và sân bay Chu Lai. Với chiến công tuyệt vời này, Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng cho tỉnh Quảng Nam 8 chữ vàng Trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ trong đại hội thi đua toàn miền Nam năm 1967.

Núi Thành
Huyện
thành lập theo Quyết định số 144 / HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 3/12/1983 trên cơ sở tách ra từ huyện Tam Kỳ. Huyện Núi Thành gồm 12 xã: Tam Xuân, Tam Tiến, Tam Trà, Tam Sơn, Tam Anh, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tam Nghĩa, Tam Mỹ, Tam Quang, Tam Giang, Tam Hải, và thị trấn Núi Thành.

Núi Thành
Thị trấn
thành lập theo Quyết định số 144.HĐBT của Hội đồng bộ trưởng ngày 3/12/1983.

Nước mặn
Xứ đất
nằm bên cạnh bờ biển Đông, nay thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.


Năm 1965, sau khi đổ quân vào miền Nam, mở đầu chiến lược “chiến tranh cục bộ”, quân Mỹ đã lập thêm sân bay Nước Mặn chuyên dùng cho trực thăng ở phía đông, cách sân bay Đà Nẵng khoảng 8km. Quân Giải phóng đã nhiều lần pháo kích vào sân bay này, phá hủy hàng chục máy bay địch.

Nước nóng
Suối
nằm ở thôn 4, xã Quế Lộc, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, cách tỉnh lộ 610 (đoạn Đèo Le – Trung Phước) khoảng 50m. Ở tại vũng Lớn (vũng Ông) và vũng Nhỏ (vũng Bà), nước từ long đất sôi lên ở nhiệt độ 70 – 90 độ C, có thể luộc chín trứng gà trong 10 phút. Nước nóng có hàm lượng lưu huỳnh tương đối cao.


Nước Oa
Sông
bắt nguồn từ khu rừng rậm của Hòn Bà (1.357m) chảy qua xã Trà Giang, Trà Tân,..đổ ra sông Trường Giang. Sau ngày giải phóng, một nhà máy thủy điện nhỏ, công suất hơn 200kw được xây dựng tại đây để cung cấp điện cho thị trấn Trà My, huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Oa trong từ Hán Việt có 2 nghĩa: chảy cuồn cuộn, cái hang.

Nước Oa
Căn cứ
địa của Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 trong những năm kháng chiến chống Mỹ (1960 – 1973), nằm bên sông Nước Oa, thuộc xã Trà Tân, huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Bộ Văn hóa – Thông tin ra Quyết định số 938/VH-QĐ, ngày 4/8/1992 công nhận căn cứ Nước Oa là khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Cổng TTĐT thành phố
 
 

Địa danh

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

Giới thiệu Địa danh Quảng Nam – Đà Nẵng

Địa danh của Quảng Nam – Đà Nẵng khá phong phú, có thể đến nhiều ngàn. Ngoài địa danh thuần Việt, còn có địa danh gốc Chăm, gốc Hán, gốc dân tộc thiểu số, gốc Pháp…. Cổng Thông tin Điện tử thành phố trân trọng giới thiệu với độc giả các địa danh của Quảng Nam - Đà Nẵng.

Quảng Nam Đà Nẵng qua các địa danh (phần 15)

Răng cưa: Dãy núi nằm ở phía cực nam tỉnh Quảng Nam, gồm nhiều đỉnh nhọn cao thấp nối nhau liên tục như hình răng cưa, làm ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Quảng Nam Đà Nẵng qua các địa danh (phần 7)

Giáo Lao: Núi có đỉnh nhọn như mũi giáo, có tên là Chủ Sơn (Đại Nam nhất thống chí), nằm ở phía tây bắc huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Sườn núi phía Đông trở về Nam thuộc địa giới nguồn Lỗ Đông, đổ ra sông Yên, sườn núi phía Bắc thuộc địa giới nguồn Cu Đê, đổ ra vịnh Đà Nẵng.

Quảng Nam Đà Nẵng qua các địa danh (phần 12)

Ô Gia: Sông phát nguyên từ các rừng già phía Tây Bắc tỉnh Quảng Nam, chảy qua huyện Đại Lộc, hợp lưu với sông Thu Bồn từ Quế Sơn đổ xuống tại Giao Thủy, thành sông lớn chảy qua vùng đồng bằng Điện bàn, Duy Xuyên,. Cũng gọi là sông Vu Gia.

Quảng Nam Đà Nẵng các qua địa danh (phần 10)

La Qua là làng thuộc tổng Hạ Nông, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, nay thuộc khối phố 3, thị trấn Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam. Đây là địa danh gốc Chăm.

Xuất bản thông tin

Navigation Menu

Navigation Menu