Quảng Nam Đà Nẵng qua các địa danh (phần 14)
Cuối năm 1980, trong đống gạch đá đổ nát ấy, các nhà khảo cổ còn phát hiện thêm nhiều công trình điêu khắc có giá trị như tượng Dikpalaka (thần trông coi hướng mặt trời), tượng rắn Nagar, tượng bò thần Nandin, đầu người trang trí bên tường tháp, bệ thờ và một tượng thờ khác.
Quảng Đà
Đặc khu thành lập theo Quyết định của Khu ủy Khu V tháng 11/1967 trên cơ sở hợp nhất tỉnh Quảng Đà và thành phố Đà Nẵng.
Quảng Nam
Đạo thừa tuyên thứ 13 của quốc gia Đại Việt, được vua Lê Thánh Tông lập sau chiến thắng Trà Bàn (6/1471). Đến năm Hồng Đức thứ 21 (1490) đạo thừa tuyên đổi làm xứ. Năm 1602, chúa Nguyễn Hoàng cải tổ hành chính ở 2 xứ Thuận Quảng, đã tách huyện Điện Bàn từ phủ Triệu Phong đặt làm phủ, đem sáp nhập vào dinh Quảng Nam. Trấn Quảng Nam đầu thế kỷ 17 gồm các phủ Điện Bàn, Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn.
Quảng Nam
Xứ thành lập năm Hồng Đức thứ 21 (1490) do vua Lê Thánh Tông đổi 13 đạo thừa tuyên làm xứ. Thừa tuyên Quảng Nam đổi làm xứ Quảng Nam.
Quảng Nam
Trấn thành lập năm 1509, do vua Lê Tương Dực đổi từ xứ Quảng Nam.
Quảng Nam
Dinh lập năm Gia Long thứ 2 (1803). Hai phủ Thăng Hoa và Điện Bàn được đặt làm dinh Quảng Nam, phủ Tư Nghĩa đặt làm dinh Quảng Ngãi, phủ Quy Nhơn đặt làm dinh Bình Định, phủ Phú Yên đặt làm dinh Phú Yên.
Quảng Nam
Trấn tồn tại từ năm Gia Long thứ 7 (1808) cho đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831).
Quảng Nam
Tỉnh đổi từ trấn Quảng Nam vào năm Minh Mạng thứ 12 (1831).
Ngày 19/8/1905, một nghị định của Toàn quyền Đông Dương Paul Beau, tách thành phố nhượng địa Tourane (19 xã) thành đơn vị hành chính độc lập. Tỉnh Quảng Nam là phần đất còn lại, tỉnh lỵ đặt tại Hội An. (Faifo)
Ngày 31/7/1962, Chính phủ Việt Nam cộng hòa ra Sắc lệnh số 162/NV chia tỉnh thành 2 đơn vị hành chính. Tỉnh Quảng Tín từ huyện Quế Sơn trở vào Tam Kỳ. Tỉnh Quảng Nam từ huyện Duy Xuyên trở ra tới huyện Hòa Vang. Về phía chính quyền cách mạng, thi hành nghị quyết của Khu ủy V, tỉnh Quảng Nam cũng chia thành 2 tỉnh mới để đáp ứng với tình hình. Tỉnh Quảng Nam từ huyện Quế Sơn trở vào Tam Kỳ. Tỉnh Quảng Đà từ huyện Duy Xuyên trở ra tới huyện Hòa Vang.
Quảng Nam
Tỉnh thành lập theo nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 9, kỳ họp thứ 10, ngày 6/11/1996. Tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng chia thành 2 đơn vị hành chính: tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương.
Cổng TTĐT thành phố
Giới thiệu Địa danh Quảng Nam – Đà Nẵng
Địa danh của Quảng Nam – Đà Nẵng khá phong phú, có thể đến nhiều ngàn. Ngoài địa danh thuần Việt, còn có địa danh gốc Chăm, gốc Hán, gốc dân tộc thiểu số, gốc Pháp…. Cổng Thông tin Điện tử thành phố trân trọng giới thiệu với độc giả các địa danh của Quảng Nam - Đà Nẵng.
Quảng Nam Đà Nẵng qua các địa danh (phần 13)
Núi Thành: Cụm đồi trọc có độ cao từ 45 – 50 m, nằm ở phía tây căn cứ quân sự Chu Lai 4 km, cách bờ biển 6km, thuộc xã Tam Nghĩa, huyện Tam Kỳ, nay là huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Quảng Nam Đà Nẵng qua các địa danh (phần 15)
Răng cưa: Dãy núi nằm ở phía cực nam tỉnh Quảng Nam, gồm nhiều đỉnh nhọn cao thấp nối nhau liên tục như hình răng cưa, làm ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Quảng Nam Đà Nẵng qua các địa danh (phần 7)
Giáo Lao: Núi có đỉnh nhọn như mũi giáo, có tên là Chủ Sơn (Đại Nam nhất thống chí), nằm ở phía tây bắc huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Sườn núi phía Đông trở về Nam thuộc địa giới nguồn Lỗ Đông, đổ ra sông Yên, sườn núi phía Bắc thuộc địa giới nguồn Cu Đê, đổ ra vịnh Đà Nẵng.
Quảng Nam Đà Nẵng qua các địa danh (phần 12)
Ô Gia: Sông phát nguyên từ các rừng già phía Tây Bắc tỉnh Quảng Nam, chảy qua huyện Đại Lộc, hợp lưu với sông Thu Bồn từ Quế Sơn đổ xuống tại Giao Thủy, thành sông lớn chảy qua vùng đồng bằng Điện bàn, Duy Xuyên,. Cũng gọi là sông Vu Gia.
Chưa có bình luận ý kiến bài viết!