Về sự ra đời của danh xưng Quảng Nam (1471)

Danh xưng Quảng Nam ra đời vào năm 1471 từ sau chiến thắng Trà Bàn của Lê Thánh Tông và tồn tại cho đến ngày nay. Trong hơn 5 thế kỷ, Quảng Nam đã trải qua nhiều thay đổi về tên gọi đơn vị hành chính, về địa giới, và đã diễn ra không ít lần tách ra, nhập vào, rồi lại tách ra, nhập vào…

Về phương diện ngữ nghĩa học, Quảng có nghĩa là mở rộng; Nam là về Nam, hướng Nam, một sự lựa chọn, một định hướng mang tính chiến lược có tầm nhìn xa, về sự phát triển. Từ thế kỷ XV, trong sách Dư địa chí, Nguyễn Trãi gọi đất này là “Tiên nữ phú hà duy nam giới” và xếp vào loại phên giậu thứ 5” của quốc gia Đại Việt.

Một điều không thể không lưu ý khi đề cập đến lịch sử Quảng Nam là cần phân biệt địa danh này ở hai giai đoạn lịch sử khác nhau.
 
1. Giai đoạn danh xưng Quảng Nam, với phạm vi rộng, bắt đầu từ Lê Thánh Tông (1471) cho đến năm 1803, kéo dài 332 năm. Lúc đầu có tên là đạo thừa tuyên Quảng Nam, sau đổi thành xứ Quảng Nam (1490), rồi sang trấn Quảng Nam (1520), lại đổi sang doanh (hay dinh) Quảng Nam (1602). Dù mang tên gọi đơn vị hành chính khác nhau, nhưng khái niệm Quảng Nam thời kỳ này bao gồm đất của 3 phủ Thăng Hoa (nam Quảng Nam), Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) và Hoài Nhơn (Bình Định), trải dài từ bờ nam sông Thu Bồn đến phía bắc đèo Cù Mông.
 
2. Giai đoạn danh xưng Quảng Nam với phạm vi hẹp. Một năm sau khi lên ngôi vua, Gia Long tiến hành cải cách hành chính trong cả nước (1803). Dinh Quảng Nam (lớn) chia thành 3 dinh (nhỏ). Hai phủ Điện Bàn và Thăng Hoa được tách ra thành một dinh lấy tên là dinh Quảng Nam.
 
Phủ Tư Nghĩa được đặt làm dinh Quảng Ngãi. Phủ Quy Nhơn được đặt làm dinh Bình Định. Tuy mang những tên gọi đơn vị hành chính khác nhau, từ dinh đổi sang trấn thời Gia Long; đến trấn rồi tỉnh thời Minh Mạng; nhưng địa giới Quảng Nam cho đến Cách mạng Tháng 8-1945 không thay đổi.
 

Những mốc son lịch sử

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

Cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp đầu tiên của quân và dân ta ở mặt trận Đà Nẵng năm 1858

Ở thế kỷ XIX, Việt Nam nằm trong tầm ngắm của thực dân Pháp trong kế hoạch giành giật thị trường và mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Đà Nẵng được coi như một cửa ngõ chiến lược để xâm lược Việt Nam.

Chiến thắng lịch sử trên đèo Hải Vân trong kháng chiến chống Pháp (24-1-1949)

Hải Vân, con đèo hùng vĩ và đẹp nhất nước, từng được sử sách xưa xếp vào loại “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Nhưng đối với các đạo quân xâm lược, thì nơi đây đã ghi lại bao nỗi đau buồn.

Đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng (8-3-1965)

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản, đế quốc Mỹ quyết định đưa quân chiến đấu trên bộ vào miền Nam và thực hiện chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ở miền Bắc. Sau khi đưa một đại đội máy bay F.105 vào Biên Hòa và một tiểu đoàn tên lửa HAWK vào Đà Nẵng, ngày 8-3-1965, đại đội đầu tiên của tiểu đoàn thủy quân lục chiến số 9 của Mỹ đổ bộ lên bãi biển Phú Lộc (nay thuộc quận Thanh Khê). Đến chiều cùng ngày, tiểu đoàn 2 thuộc lữ đoàn nói trên được không vận từ căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa (Nhật Bản) đáp xuống sân bay Đà Nẵng. Đây là những đơn vị lính thủy đánh bộ đầu tiên của Mỹ được đưa vào miền Nam, trực tiếp tham chiến.

Cầu sông Hàn – Niềm tự hào của người Đà Nẵng

Cầu Sông Hàn được khởi công xây dựng ngày 2-9-1998 và khánh thành, đưa vào sử dụng đúng ngày kỷ niệm 25 năm giải phóng thành phố Đà Nẵng 29-3-2000.

Pháp lập thành phố nhượng địa Đà Nẵng (3-10-1888)

Dưới sức ép của thực dân Pháp, ngày 25-8-1883, triều đình Huế buộc phải ký với chúng "Hiệp ước hòa bình" (còn gọi là hiệp ước Harmand), qua đó chính thức công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Trung Kỳ. Theo điều 6 và 7 của Hiệp ước này, ngoài việc yêu cầu mở cửa Đà Nẵng để thông thương còn quy định rằng Pháp sẽ được phép lập các khu nhượng địa (concession) ở đây. Cho đến bản Hiệp ước ký ngày 6-6-1884 (còn gọi là Hiệp ước Patenôtre) thì căn bản Việt Nam đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp dưới nhiều chế độ cai trị khác nhau

Xuất bản thông tin

Navigation Menu

Navigation Menu