Bảo hiểm y tế giúp tôi tìm lại đôi chân của mình

Đó là chia sẻ của chị Phạm Thị Bé (SN 1971, trú tại Tổ 45, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu). Chân chị Bé bị teo cơ bẩm sinh từ nhỏ, không đi lại được. Chị Bé được khám và điều trị theo chế độ bảo hiểm y tế (BHYT) tại Bệnh viện Chỉnh hình – Phục hồi chức năng Đà Nẵng.

Sau buổi giám định tại Bệnh viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng, tôi chợt nảy ra ý định muốn tìm hiểu thêm về thực tế nên lang thang đi tìm bệnh nhân, dù trời đã nhá nhem tối.

Dưới ghế đá có nhiều người ngồi hóng mát sau bữa cơm chiều, tôi mon men lại gần một chị đang ngồi với chiếc khung tập đi ở phía trước. Tôi hỏi thăm về bệnh tình, chị cởi mở tâm sự, chị bị teo cơ bẩm sinh từ nhỏ đến nay cũng không đi lại được, hoàn cảnh gia đình lại khó khăn nên chính quyền địa phương cấp thẻ BHYT. Đó cũng là bước ngoặt giúp chị được phẫu thuật để đi lại dễ dàng hơn.

Gấp chân lại, chị Bé bộc bạch: “Ngày xưa chân chị nó gập thế này này, không duỗi ra được. Khi nghe mọi người nói có thể phẫu thuật, tôi mừng lắm nên đi ngay”.

Tôi hỏi: “Nếu không có BHYT chị có đi phẫu thuật không ?”

Giọng chị Bé trầm hẳn xuống: “Nếu không có BHYT thì chị sẽ không có cơ hội thực hiện ước mơ điều trị bàn chân tật nguyền của mình và có thể chỉ nằm hoặc ngồi mãi trên xe lăn thôi. Chứ gia cảnh khó khăn, không biết xoay đâu ra tiền để trả chi phí phẫu thuật...”. 

Chị Bé đã trải qua 3 tháng điều trị và chân đã phục hồi được 50%. Khi phẫu thuật, BHYT đã chi trả cho chị hơn 20 triệu đồng.

Tôi lại đùa: ”Nếu không có thẻ BHYT, chị có mượn thẻ người khác không ?”.

Chị cười: “Không đâu em, mình có thì sử dụng, không có thì thôi chứ mình không được gian lận”.     

Tôi cũng bật cười, kể cho chị nghe nhiều người mượn thẻ vì họ không nghĩ được như chị. Họ nghĩ mình không đau ốm nên không mua BHYT, đến khi rủi ro bị tai nạn, bệnh tật hiểm nghèo lại mượn thẻ của người khác đi điều trị. Khi bị phát hiện, xử phạt, họ khóc lóc, kể lể xin xỏ vì khó khăn...

“Em thấy nhiều bệnh chi phí lên tới mấy trăm triệu nữa đó, chứ không phải vài chục triệu như chị đâu”- Tôi kể tiếp.

Chị tâm sự bảo: “Chị biết chứ. Chị rất biết ơn chính quyền địa phương đã cấp thẻ BHYT cho chị. Nhờ có BHYT mà chị có cơ hội tìm lại đôi chân cho mình”.


Chị Phạm Thị Bé khoe đôi chân của mình đã duỗi thẳng ra được

Tôi xin chị một tấm hình, chị vui vẻ đứng lên chụp để khoe đôi chân của mình đã duỗi thẳng ra được: “Để chị đứng lên chụp hình cho đẹp”.

Một chị ngồi ghế đá bên cạnh, nghe hai chị em tâm sự nên hỏi nhỏ tôi: “Em ơi, BHYT mượn gì được? Họ kiểm tra chứng minh thư kỹ lắm đó”.

Quay qua nói chuyện với chị, tôi giải thích: “Nhiều người mượn thẻ, chúng em kiểm tra chứng minh nhân dân phát hiện ra thì họ lại xin cho qua nhưng không được”.

Nghe xong, chị nói: “Như chị đây nè, cũng ỷ y không mua BHYT giờ anh bị tai nạn mới khó khăn đủ điều. Lật đật đi mua thẻ BHYT nhưng tới cả tháng mới dùng được đó em”.

Hỏi thăm, chị cho biết thêm chị là Trần Thị Túy Loan (SN 1975), chồng chị là anh Lâm Văn Út (SN 1971). Hiện vợ chồng chị thuê nhà ở phường Phước Mỹ (quận Sơn Trà). Chồng chị làm thợ xây, cách nay một tháng trên đường đi làm về bị tai nạn, chấn thương sọ não. Chi phí điều trị đã lên đến trên 53 triệu đồng. Từ ngày anh nằm viện, chị đành nghỉ ngang công việc để vào viện chăm chồng, thu nhập của gia đình giờ chỉ nhờ vào tiền làm thuê của hai đứa con. Cuộc sống khó khăn nay lại càng chật vật hơn…

Tôi cảm ơn và chia tay các chị ra về mà trong lòng đầy ngổn ngang suy nghĩ về những phận đời không may mắn. Hy vọng rằng tất cả người dân đều hiểu được BHYT là chính sách an sinh xã hội, góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân và cộng đồng…

HÀ THỊ THÙY VIÊN

An sinh xã hội

Tin tức - sự kiện

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025

Đây là phát biểu chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Anh Thi tại cuộc họp với các sở, ngành, đơn vị liên quan về tình hình triển khai Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 vào chiều 14-5.

Phát triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn gắn với Hải Vân Quan

Từ tình trạng xuống cấp, cây cỏ dại phủ lối và đứng trước nguy cơ có thể sụp đổ bất cứ khi nào, di tích Hải Vân Quan đã thật sự hồi sinh sau “cái bắt tay lịch sử” của Đà Nẵng và Huế, khẳng định vị trí quan trọng trên "Con đường di sản miền Trung" và trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách.

Từ ký ức rực sáng đến tương lai chuyển mình

Từng nổi danh khắp miền Trung với nghề làm pháo truyền thống, Nam Ô – ngôi làng ven biển phía Tây Bắc Đà Nẵng, nay đang bước vào hành trình chuyển mình mạnh mẽ với bước phát triển trung tâm công nghiệp, logistics và Khu thương mại tự do của Đà Nẵng trong chiến lược phát triển kinh tế biển.

Hối hả trên các công trình trọng điểm cửa ngõ Tây Bắc thành phố

Trên những công trình trọng điểm, động lực tại quận Liên Chiểu, không khí lao động ra rất rộn ràng, khẩn trương. Các nhà thầu, công nhân nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thi công, máy móc chuyên dụng hoạt động liên tục từ sáng sớm đến tối muộn, quyết tâm đưa công trình về đích đúng tiến độ - chất lượng - hiệu quả.

Video: Chỉ đạo điều hành của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ngày 14-5

Phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước trong bối cảnh sắp xếp đơn vị hành chính, tinh gọn tổ chức bộ máy; Thành lập Tổ công tác điều phối, quản lý các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 02 cấp; Triển khai Công điện số 58/2025/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông năm 2025; Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình và Ngày Gia đình Việt Nam… là những thông tin chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ngày 14/5.

Xuất bản thông tin

Navigation Menu

Navigation Menu