Quảng Nam Đà Nẵng qua các địa danh (phần 4)
Diên Phước
Huyện cải tên từ huyện Diên Khánh, năm Minh Mạng thứ 3 (1822), thuộc phủ Điện Bàn, có 7 tổng, 222 làng (Đại Nam nhất thống chí)
Duy Sơn
Xã thuộc huyện Duy Xuyên, nơi có nhà máy thủy điện Duy Sơn công suất hơn 1000KW, do Anh hùng lao động Lưu Ban đứng ra vận động nhân dân địa phương đóng góp tiền bạc, công sức xây dựng sau ngày giải phóng. Nhà máy hoạt động suốt 2 thập niên qua không chỉ cung cấp điện cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của dân trong xã mà còn hòa mạng lên lưới bán điện cho công ty điện lực.
Duy Trinh
Xã thuộc huyện Duy Xuyên là cái nôi của nghề nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, lãnh, đủi,.. nổi tiếng của xứ Quảng Nam hơn 300 năm nay. Năm 2000, xã Duy Trinh có gần ngàn khung dệt, mỗi năm sản xuất khoảng 5 triệu m vải, lụa các loại.
Duy Xuyên
Huyện được cải tên từ huyện Hy Giang năm 1604, trong chủ trương cải đặt lại các khu vực hành chính thuộc hai trấn Thuận Hóa và Quảng Nam của chúa Nguyễn Hoàng. Trước Cách mạng tháng Tám gọi là phủ Duy Xuyên.
Duy Xuyên
Phủ lập năm 1920, có 10 tổng, 155 làng xã
Duy Xuyên
Thị trấn thành lập theo Quyết định số 27/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 21/3/1986, trên cơ sở diện tích tự nhiên và dân cư của xã Duy An, và một phần diện tích tự nhiên của xã Duy Trung. Ngày 29/8/1994, thị trấn Duy Xuyên bị giải thể để thành lập thị trấn Nam Phước, huyện lỵ Duy Xuyên có diện tích tự nhiên 1454ha, 20948 nhân khẩu.
Dừa Bảy mẫu
Rừng dừa nước ở vùng nước lợ bên Cửa Đại thuộc xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An. Với địa thế hiểm trở có nhiều cây cối hoang dại, chủ yếu là dừa nước, nằm bên sông lớn, rừng Dừa Bảy Mẫu đã trở thành căn cứ lỏm, nơi đứng chân của lực lượng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Dương Yên
Sơn phòng được thiết lập thời nhà Nguyễn nằm ở miền Tây tỉnh Quảng Nam, cách phủ lỵ Tam Kỳ khoảng 80km, nhằm ngăn chặn các cuộc họp cướp phá của các dân tộc thiểu số như Cor, Xơ Đăng, nay thuộc thôn 5 xã Trà Dương, huyện Trà My.
Khi phong trào Nghĩa hội Quảng Nam được thành lập (1885), tiến sĩ Trần Văn Dư, nguyên là Sơn phòng sứ ở Dương Yên, đã lấy nơi đây làm đại bản doanh chỉ đạo hoạt động Nghĩa hội của ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
Cổng TTĐT thành phố
Giới thiệu Địa danh Quảng Nam – Đà Nẵng
Địa danh của Quảng Nam – Đà Nẵng khá phong phú, có thể đến nhiều ngàn. Ngoài địa danh thuần Việt, còn có địa danh gốc Chăm, gốc Hán, gốc dân tộc thiểu số, gốc Pháp…. Cổng Thông tin Điện tử thành phố trân trọng giới thiệu với độc giả các địa danh của Quảng Nam - Đà Nẵng.
Quảng Nam Đà Nẵng qua các địa danh (phần 15)
Răng cưa: Dãy núi nằm ở phía cực nam tỉnh Quảng Nam, gồm nhiều đỉnh nhọn cao thấp nối nhau liên tục như hình răng cưa, làm ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Quảng Nam Đà Nẵng qua các địa danh (phần 13)
Núi Thành: Cụm đồi trọc có độ cao từ 45 – 50 m, nằm ở phía tây căn cứ quân sự Chu Lai 4 km, cách bờ biển 6km, thuộc xã Tam Nghĩa, huyện Tam Kỳ, nay là huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Quảng Nam Đà Nẵng qua các địa danh (phần 7)
Giáo Lao: Núi có đỉnh nhọn như mũi giáo, có tên là Chủ Sơn (Đại Nam nhất thống chí), nằm ở phía tây bắc huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Sườn núi phía Đông trở về Nam thuộc địa giới nguồn Lỗ Đông, đổ ra sông Yên, sườn núi phía Bắc thuộc địa giới nguồn Cu Đê, đổ ra vịnh Đà Nẵng.
Quảng Nam Đà Nẵng qua các địa danh (phần 12)
Ô Gia: Sông phát nguyên từ các rừng già phía Tây Bắc tỉnh Quảng Nam, chảy qua huyện Đại Lộc, hợp lưu với sông Thu Bồn từ Quế Sơn đổ xuống tại Giao Thủy, thành sông lớn chảy qua vùng đồng bằng Điện bàn, Duy Xuyên,. Cũng gọi là sông Vu Gia.
Chưa có bình luận ý kiến bài viết!