Breadcrumb
Xuất bản thông tin
-
Niên biểu Phan Châu Trinh (1872-1924)
-
Ông Ích Đường (1890-1908)
Ông sinh tại làng Phong Lệ, xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc Phường Hoà Thọ, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng).Ông là cháu nội danh tướng Ông Ích Khiêm. Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, thì Ông Ích Đường là người giỏi văn võ, có chí lớn, có tính phóng khoáng, có đức độ bậc trượng phu, thường binh vực kẻ nghèo yếu, chống lại bọn cường hào ác bá.
-
Lê Thị Dãnh (? - 1968)
Lê Thị Dãnh, tên thường gọi là Mẹ Nhu, không rõ năm sinh, quê làng Thanh Khê, huyện Hòa Vang, nay là phường Thanh Lộc Đán, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Trong kháng chiến chống Mỹ, nhà mẹ cơ sở cách mạng nội thành. Hầm bí mật được xây dựng ngay trong nhà mẹ để nuôi giấu cán bộ.
-
Lê Đỉnh (1847 - 1920)
Lê Đỉnh, còn gọi là Lê Đình Đỉnh, sinh năm Đinh Mùi (1847) tại làng Đông Mỹ (sau đổi La Kham), huyện Diên Phước, nay thuộc xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, Ông là thân phụ của liệt sĩ Lê Đình Dương và bác sĩ Lê Đình Thám. Xuất thân trong một gia đình nho học thời trẻ học ở trường Đốc (Quảng Nam). Đỗ cử nhân lúc 23 tuổi (1870), làm quan ở nhiều nơi, trải qua các chức: Biện lý bộ Công, Phó chủ khảo trường thi Nghệ An (1882), Binh bộ Thượng thu sung Đông các Đại học sĩ, Tổng đốc Hà Yên (Hà Nội – Hưng Yên), Hữu đô ngự sử sung Cơ mật viện đại thần…
-
Một vài mẩu chuyện về cụ Huỳnh Thúc Kháng
-
Phan Châu Trinh (1872 - 1926)
Phan Châu Trinh cùng với Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp phát động phong trào Duy Tân ở Quảng Nam với 3 mục tiêu: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.
-
Tác phẩm của Huỳnh Thúc Kháng (phần 1)
-
Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947)
Cụ Huỳnh Thúc Kháng lúc nhỏ tên là Huỳnh Hanh, tự Giới Sanh, hiệu Minh Viên, sinh tháng 10/1876 (Tự Đức 19) tại làng Thạnh Bình, tông Tiên Giang Thượng, huyện Hà Đông, (nay là Tiên Phước), tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng trong một gia đình nông hào, gốc Nho học.
-
Tác phẩm của Phan Châu Trinh (phần 2)
Một tập thơ của Phan Châu Trinh viết trong ngục Xăng-tê ở Paris
-
Mối quan hệ giữa cụ Huỳnh Thúc Kháng với Bác Hồ
Có thể nói rằng từ lúc mới bước vào con đường cứu nước, cứu dân cho đến trước Cách mạng Tháng Tám-1945, cụ Huỳnh Thúc Kháng vẫn luôn theo đuổi chủ nghĩa dân quyền đi theo lối cách mạng công khai- và chỉ muốn dựa vào cải cách để đưa đất nước tiến lên, mà công việc trước mắt- theo cụ, là phải lo việc "vớt chìm chữa cháy" trong tình trạng đất nước "vàng đá hỗn hào!tai mắt lầm lạc". Dầu rằng trong khoảng thời gian ấy, càng về giai đoạn sau, nhất là sau khi báo Tiếng dân bị đóng cửa thì cụ càng thất vọng với đường lối mà mình đã đi.
-
Tác phẩm Phan Châu Trinh (phần 1)
Tỉnh quốc hồn ca II 1922 Tỉnh quốc hồn ca I (1907) là một tập thơ gồm ba phần. Phần đầu là bài Tỉnh quốc hồn ca I, gồm 470 câu song thất lục bát với nội dung hô hào cải cách xã hội theo đường hướng duy tân lúc bấy giờ. Phần hai có 310 câu gồm 5 bài ca lục bát, nội dung trình bày vấn đề giáo dục gia đình. Phần ba có 45 câu gồm 3 bài ca trù rút từ Giai nhơn kì ngộ diễn ca (Đúng là Giai nhơn chứ không phải là giai nhân. Nguyên văn Phan Châu Trinh viết là giai nhơn như trong bản thảo) với nội dung kêu gọi kẻ hào kiệt hãy nhìn lịch sử oanh liệt của dân tộc mà đoàn kết để dựng lại nền tự chủ cho đất nước.
-
Tác phẩm Huỳnh Thúc Kháng (phần 2)
Huỳnh Thúc Kháng thi tù tùng thoại Ngày 15-8-1911, gần 100 năm trước, tại nhà ngục Côn Đảo của thực dân Pháp đã xảy ra một sự kiện hiếm có: Tù quốc sự là các nhà khoa bảng đã tổ chức một cuộc vịnh thơ lấy đề là "Tích niên kim nhật đáo Côn Lôn" (Ngày này năm trước đến Côn Lôn) để kỷ niệm tròn ba năm ngày bị đày với án "lưu biệt xứ; ngộ xá bất nguyên" (lưu đày vĩnh viễn khỏi xứ; gặp dịp ân xá cũng không được tha). Chuyện làm thơ hy hữu ấy cùng nhiều chuyện khác trong tù đã được cụ Huỳnh Thúc Kháng ghi lại trong tác phẩm "Thi tù tùng thoại". Tiếp theo phần 2 tác phẩm của cụ Huỳnh Thúc Kháng, trân trọng giới thiệu độc giả một số bài thơ trích từ Thi tù tùng thoại:
-
Ông Ích Khiêm (1831-1884)
Hiệu là Mạc Chi, sinh năm Tân Mão (1831) ở làng Phong Lệ, nay là xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Năm 16 tuổi, đỗ cử nhân thứ 14 trong 116 vị tân khoa (1847), được bổ làm việc ở nội các, rồi chuyển làm Tri huyện Kim Thành (tỉnh Hải Dương). Là người tài kiêm văn võ, từng làm đến Tiễu phủ sứ, nên dân địa phương thường gọi ông là "ông Tiểu Phong Lệ" và được phong tước hiệu Kiên dũng nam. Tính khí khái, cương trực, ghét thói xu phụ nên nhiều lần bị giáng chức, rồi được phục hội, lại bị giáng, lại phục hội,…
-
Giới thiệu Danh nhân Quảng Nam Đà Nẵng
Từ năm 1306 là năm hai châu Ô và Lý (trong đó có một phần đất Quảng Nam ngày nay) được nhập vào bản đồ Đại Việt, Quảng Nam – Đà Nẵng bắt đầu giữ vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử của dân tộc.
-
Nguyễn Văn Thoại (1761 - 1829)
Ông quê làng Bắc Mỹ An, huyện Diên Phước, trấn Quảng Nam, nay là phường Bắc Mỹ An, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Tên thật là Nguyễn Văn Thụy, do kỵ húy mà đổi là Thoại. Thời niên thiếu, Nguyễn Văn Thoại cùng gia đình di cư vào Nam đời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765), sống tại làng Thới Bình, trên cù lao Dài, nay thuộc huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
-
Thái Phiên (1882 - 1916)
Thái Phiên quê làng Nghi An, nay thuộc xã Hòa Phát, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Ông nội tổ vốn người Bình Định. Thuở nhỏ, ông học chữ Hán, sau học ở trường Tây, ra làm tư chức cho một hãng thầu của một người Pháp ở Đà Nẵng tên là Le Roy. Chịu ảnh hưởng các phong trào yêu nước Cần vương, ông đã sớm tham gia hoạt động chống Pháp, liên lạc với Phan Bội Châu để đưa thanh niên xuất dương du học.
-
Thái Thị Bôi (1911 - 1938)
Thái Thị Bôi sinh năm 1911 ở làng Nghi An, nay thuộc xã Hòa Phát, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Lúc nhỏ, học ở Đà Nẵng, sau ra học trung học tại Trường Đồng Khánh (Huế). Chịu ảnh hưởng tư tưởng yêu nước của người chú ruột là Thái Phiên, khi học ở Huế cùng một số bạn bè, đồng hương lui tới, gặp gỡ chí sĩ Phan Bội Châu, nên được giác ngộ sớm, bà tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Huế.
-
Trương Chí Cương (1919 - 1975)
Trương Chí Cương sinh năm 1919 tại xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam trong một gia đình thợ thủ công. Năm 1936, gia nhập Đoàn Thanh niên Dân chủ. Năm 1939, bị bắt kết án tù một năm, giam ở nhà lao Hội An. Ra tù, tiếp tục hoạt động, được bầu vào Phủ ủy Duy Xuyên. Năm 1942, làm Bí thư Phủ ủy Tam Kỳ. Tháng 6-1942, bị địch bắt, kết án tù, đày lên Buôn Ma Thuột.
-
Tiểu La Nguyễn Thành (1863 - 1911)
Nguyễn Thành còn gọi là Nguyễn Hàm, hay Ấm Hàm, tự là Triết Phu, hiệu là Nam Thạnh, rồi Tiểu La, nên thường quen gọi là Tiểu La-Nguyễn Thành. Ông sinh năm 1863, tại làng Thạnh Mỹ, phủ Thăng Bình (nay là thôn Quý Thạnh, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), trong một gia đình Nho giáo. Thân sinh ông là Nguyễn Trường, làm Bố chánh sứ tỉnh Bình Định, hàm Tham Tri dưới thời Tự Đức.
-
Đỗ Thế Chấp (1922-1992)
Đỗ Thế Chấp bí danh là Đỗ Thế Mười, Đỗ Thế Diệm, tên thường gọi là Mười Chấp; sinh ngày 10 tháng 12 năm 1922 ở xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi. Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945,... ông đã từng bị thực dân Pháp bắt giam tại nhà lao Vĩnh Điện, Hội An. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, ông trải qua các chức vụ: Ủy viên huyện ủy Tam Kỳ, Ủy viên Thường vụ Tỉnh đoàn Thanh niên cứu quốc Quảng Nam.
-
Nguyễn Duy Hiệu (1847 - 1887)
Nguyễn Duy Hiệu hiệu là Hữu Thành, sinh năm Đinh Mùi (1847) ở làng Thanh Hà, huyện Diên Phước, nay là xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Thuở bé thông minh, học giỏi. Đỗ tú tài năm 16 tuổi, đỗ cử nhân năm 29 tuổi, 3 năm sau đỗ phó bảng, cùng khoa với Nguyễn Đôn Tiết (Thanh Hóa), Trần Đình Phong (Nghệ An).
-
Nguyễn Hiển Dĩnh (1853 - 1926)
Nguyễn Hiển Dĩnh sinh năm 1853 ở làng An Quán, nay thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn. Cha là Nguyễn Hiển Doãn, đỗ cử nhân, làm Tri huyện rồi bị bãi chức, về nhà dạy học. Năm 18 tuổi, Nguyễn Hiển Dĩnh đỗ tú tài, được bổ quyền Tri phủ Điện Bàn, sau đó đổi sang Tri huyện Hà Đông (nay là Tam Kỳ). Năm sau lại được đổi ra Huế, giữ chức Phủ thừa.
-
Nguyễn Tri Phương (1800 - 1873)
Tên thật là Nguyễn Văn Chương, quê làng Đường Long, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, còn tên Nguyễn Tri Phương do vua Tự Đức cải tên (1850), hàm ý nói về con người nghĩa dũng, nhiều mưu chước. Từ đó, Nguyễn Tri Phương trở thành tên chính của ông. Xuất thân trong một gia đình nông dân, không được qua trường lớp, nhưng nhờ trí thông minh và ý chí tự học, tự lập cao, đã làm nên sự nghiệp lớn. Bắt đầu từ chân thơ lại ở cấp huyện, do tài năng mà được tiến cử lên triều đình Minh Mạng, được thu dụng và lần lượt giữ nhiều chức vụ trọng yếu suốt ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
-
Nguyễn Văn Trỗi (1940 – 1965)
Quê làng Thanh Quýt, nay thuộc xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, sinh trong một gia đình nông dân, mẹ mất sớm, 15 tuổi đã ra Đà Nẵng kiếm sống, sau vào Sài Gòn đạp xích lô, làm nghề thợ điện.
-
Mai Dị (1880-1928)
Mai Dị sinh năm 1880 trong một gia đình nhà Nho ở làng Nông Sơn, huyện Diên Phước, nay là xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thuở nhỏ, học Trường Đốc (tức trường tỉnh), đỗ cử nhân năm 1906 tại trường thi Thừa Thiên.
-
Phan Thanh (1908 - 1939)
Phan Thanh sinh năm 1908 tại làng Bảo An, nay thuộc xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình tiểu thương đông con,có 3 người hoạt động cách mạng là Phan Nhụy, Phan Bôi và Phan Thanh. Học tiểu học ở Hội An, sau ra học ở Quốc hoc Huế. Đỗ thành chung năm 1927, được bổ dạy học ở Ngọc Lặc – một châu miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Tham gia viết bài cho báo La Cloche Fêlée (Chuông rè) của Nguyễn An Ninh và báo L’Annam của Phan Văn Trường ở Sài Gòn với bút hiệu Trạc Anh, phê phán một số chính sách phản động và lạc hậu của chế độ thực dân. Do đó, Khâm sứ Pháp ở Trung Kỳ đã ra lệnh cách chức giáo học của ông.
-
Phan Thành Tài (1878 - 1916)
Phan Thành Tài hiệu là Đạt Đức, sinh năm Mậu Dần (1878) tại làng Bảo An, nay thuộc xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình khoa bảng; thân sinh là Phan Thành Tích, đỗ cử nhân khoa Nhâm Tý (1888).
-
Phan Thúc Duyện (1873 - 1944)
Phan Thúc Duyện tự là Mi Sanh, hiệu là Phong Thử, còn có tên là Phan Diện, quê làng Phong Thử, nay thuộc xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Đỗ cử nhân khoa Nhâm Tý (1900), bạn đồng khoa với Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Đình Hiến…
-
Phạm Đức Nam (1922-2004)
Phạm Đức Nam sinh ngày 02/02/1922 tại xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Tham gia cách mạng từ tháng 5/1945, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 9/1947. Năm 1948, Bí thư Đảng ủy, Ủy viên Huyện ủy Điện Bàn, rồi Trưởng phòng nghiên cứu của Tỉnh ủy Quảng Nam. Năm 1952, làm Chi sở trưởng sở Kho thóc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.
-
Phạm Phú Thứ (1820 - 1882)
Phạm Phú Thứ nguyên tên là Hào, hiệu là Trúc Đường, biệt hiệu là Giá Viên sinh năm Canh Thìn (1820) tại làng Đông Bàn, huyện Diên Phước, nay thuộc xã Điện Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, dòng dõi nhà Nho, thông minh từ nhỏ. Năm 22 tuổi đỗ đầu thi Hương, năm 23 tuổi đỗ đầu thi Hội (Hội nguyên đồng tiến sĩ). Năm 1844, được bổ chức Hành tẩu ở Nội các, năm sau làm Tri phủ Lạng Giang (Bắc Ninh).
-
Phạm Tứ (1917 - 1987)
Phạm Tứ, tên thường gọi là Mười Khôi, bí danh là Tân, sinh năm 1917 tại làng Châu Bí, nay thuộc xã Điện Tiến, huyện Điện Biên, tỉnh Quảng Nam.
-
Phan Bá Phiến (1839 - 1887)
Phan Bá Phiến còn có tên là Phan Thanh Phiến, tự là Dương Nhân, sinh năm 1839 tại làng Kỳ Lược, huyện Hà Đông, nay thuộc xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Mồ côi cha mẹ từ lúc còn nhỏ, được người cô nuôi, cho ăn học thành tài. Đỗ cử nhân khoa Nhâm Ngọ (1882), được bổ Tri huyện Phù Cát (Bình Định) một thời gian ngắn, rồi cáo quan về nhà.
-
Phan Bôi (1911 - 1947)
Phan Bôi, tên thường gọi là Hoàng Hữu Nam, sinh năm 1911 tại làng Bảo An, nay thuộc xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, em ruột nhà yêu nước Phan Thanh. Năm 1925, học ở Quốc học Huế, tham gia đòi ân xá Phan Bội Châu, nên bị đuổi học.
-
Trần Cao Vân (1866 - 1916)
Trần Cao Vân còn có tên là Trần Công Thọ, sinh năm 1866, khi đi học lấy tên là Trần Cao Đệ, khi tham gia hoạt động cứu nước lấy tên là Trần Cao Vân, nay thuộc xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Nổi tiếng thông minh từ nhỏ.
-
Trần Quý Cáp (1870 - 1908)
Trần Quý Cáp tên là Nghị, sau đổi thành Quý Cáp, tự Dã Hàng, Thích Phu, sinh năm Canh Ngọ (1870) tại làng Bất Nhị, nay thuộc xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình nông dân. Khi học ở trường Đốc (trường tỉnh) ông nổi tiếng thông minh trong 6 người học giỏi lúc đó: Phạm Liệu, Nguyễn Đình Hiến, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Quang, Trần Quý Cáp.
-
Trần Văn Dư (1839 - 1885)
Trần Văn Dư còn có tên là Trần Dư, tự Hoán Nhược, sinh năm Kỷ Hợi (1839) tại làng An Mỹ Tây, huyện Hà Đông, nay là xã Tam An, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình nho học.
-
Tống Phước Phổ (1900 – 1991)
Tống Phước Phổ sinh tại làng An Quán, nay thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam trong một gia đình nhà Nho, có truyền thống yêu nước. Năm 1927, gia nhập VNTNCMĐCH, bị địch truy lùng phải chạy vào Sài Gòn, làm báo và viết tuồng, cùng ở chung nhà với Phan Bôi. Hôm Phan Bôi diễn thuyết ngay cạnh sân bóng đá Sài Gòn (chiều ngày 8/2/1931), ông cùng với Lý Tự Trọng có mặt để bảo vệ. Phan Bôi và Lý Tự Trọng bị bắt, ông thoát được, trở về lại Quảng Nam. Năm 1940, cùng với nghệ nhân Nguyễn Lai và Ngô Thị Liễu thành lập gánh hát Tân Thành vừa đi trình diễn các nơi, vừa đào tạo lớp diễn viên trẻ cho ngành tuồng.
-
Võ Chí Công
Tên thật là Võ Toàn, sinh năm 1913, quê xã Tam Xuân, huyện Tam Kỳ, nay là huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Sớm giác ngộ chính trị, ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1930, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1933.
-
Lê Đình Dương (1893 - 1919)
Lê Đình Dương là Chí sĩ cận đại, quê làng Đông Mỹ (Phú Mỹ), huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam nay là huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, xuất thân y sĩ Đông Dương. Cha là Hà An Tổng Đốc Lê Đình Đỉnh và mẹ là Chánh Phẩm Phu nhân Phan Thị Hiệu.
-
Lê Độ (1941 - 1965)
Lê Độ tên khai sinh là Lê Dậu, quê làng Mỹ Thị, nay thuộc phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng. Xuất thân trong gia đình yêu nước. Thân phụ là Lê Duy Ban tham gia kháng chiến chống Pháp, bốn anh em tham gia cách mạng, đều là liệt sĩ. Năm 15 tuổi (1957) Lê Độ làm liên lạc viên cho cơ sở Sông Đà, do ông Nguyễn Trí Quang làm Bí thư. Đầu năm 1963, Lê Độ gia nhập đơn vị đặc công thuộc đội biệt động thành phố Đà Nẵng. Thời gian này, anh thường sử dụng chiếc ghe nhỏ đưa đón cán bộ qua lại sông Hàn, liên lạc với các cơ sở bí mật nội thành.
-
Lê Văn Hiến
Lê Văn Hiến quê làng Phước Ninh, nay là phường Phước Ninh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Thuở nhỏ, học ở Đà Nẵng, Huế. Ra trường, làm việc ở sở Bưu điện Đà Nẵng. Năm 1926, gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Năm 1927, Ủy viên Ban chấp hành Tỉnh bộ Quảng Nam, đại biểu đi dự đại hội Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Trung Kỳ. Năm 1930, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 11-1930, bị địch bắt và bị tù cùng với vợ là Thái Thị Bôi. Năm 1935, ra tù tiếp tục hoạt động.
-
Lê Vĩnh Huy (? - 1916)
Lê Vĩnh Huy, tên thật là Lê Ngọc Cung, không rõ năm sinh, tự là Vĩnh Huy, sau lấy tên tự làm chính, con trai thứ của phó bảng Lê Vĩnh Khanh, quê làng Thạnh Bình, huyện Tiên Phước, nay thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
-
Lê Thị Xuyến (1909 - 1996)
Sinh năm 1909 tại làng Thạch Bộ, nay thuộc xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Thuở nhỏ, học tiểu học ở trường Mỹ Hòa (Đại Lộc), học trung học ở trường Đồng Khánh (Huế). Năm 1927, đỗ bằng thành chung, bà được giữ lại làm giáo viên. Năm 1929, bà kết hôn với Phan Thanh, cả hai vợ chồng ra Hà Nội sống và dạy học ở các trường Tư thục Sùng Đức, Hoài Đức, Thăng Long; chịu ảnh hưởng tư tưởng yêu nước của các thầy giáo Phan Thanh, Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp…
-
Hoàng Diệu (1828 - 1882)
Hoàng Diệu là một vị quan nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, người đã quyết tử bảo vệ thành Hà Nội khi Pháp tấn công năm 1882.Hoàng Diệu còn có tên là Hoàng Kim Tích, tự là Quang Viễn, hiệu Tĩnh Trai, sinh ngày 10-2-1828, trong gia đình nho học ở làng Xuân Đài, huyện Diên Phước, nay thuộc xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Nổi tiếng thơ văn từ năm 16 tuổi. Năm 20 tuổi đỗ cử nhân (1848), 26 tuổi đỗ phó bảng (1853); được bổ Tri huyện Tuy Phước, thăng Tri phủ Tuy Viễn (cùng trong tỉnh Bình Định).
-
Hoàng Dư Khương (1911 - 1983)
Ông Hoàng Dư Khương là một cán bộ cách mạng cương trực, giàu nghị lực, kiên định, có nhiều kinh nghiệm trong chiến đấu, trong gầy dựng phong trào cách mạng.
-
Hoàng Tụy
Giáo sư Hoàng Tụy được biết đến như là người đặt nền móng cho chuyên ngành toán học mới: Lý thuyết Tối ưu Toàn cục. Với 140 công trình khoa học và ba chuyên khảo về lĩnh vực này giáo sư Hoàng Tụy được cộng đồng quốc tế coi là người dẫn đầu trong lĩnh vực Tối ưu toàn cục. Hoàng Tụy trở thành một trong hai người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ khoa học toán - lý tại Đại học Lomonosov tại Moskva (Tháng 3 năm 1959).
-
Hoàng Châu Ký (1921 - 2008)
Được đánh giá là cánh chim đầu đàn của nghệ thuật tuồng (còn gọi hát bội) Việt Nam, Hoàng Châu Ký là tác giả của hơn 20 kịch bản tuồng, cải biên và đồng cải biên của gần 10 tuồng kinh điển. Ông còn là tác giả của khoảng 10 tác phẩm nghiên cứu có giá trị về tuồng, và cùng với nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc, ông là đồng tác giả bộ Từ điển nghệ thuật hát bội Việt Nam - một công cụ rất quan trọng cho giới làm nghề.Giáo sư Hoàng Châu Ký, người sáng lập và tổ chức hoạt động bộ môn nghệ thuật Tuồng cách mạng trong kháng chiến chống Pháp ở Liên khu V và trong kháng chiến chống Mỹ ở thủ đô Hà Nội. Giáo sư là nhà tiên phong bậc thầy thực hiện đường lối của Đảng trong sự nghiệp phục hưng và phát triển nghệ thuật dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
-
Đỗ Thúc Tịnh (1818 - 1862)
Đỗ Thúc Tịnh là một vị tiến sỹ đầu tiên và duy nhất của huyện Hoà Vang thời Phong kiến, một vị quan yêu nước, một nhà nho mẫu mực, một danh nhân xứ Quảng.
-
Đỗ Đăng Tuyển (1856 - 1911)
Đỗ Đăng Tuyển là nhà yêu nước còn gọi là Đỗ Đăng Cát, biệt hiệu Hy Đào, bí danh hoạt động là Sơn Tẩu, thường gọi là cụ Ô Gia. Ông là đồng chí nhiệt tình của Sào Nam Phan Bội Châu, quê quán làng Ô Gia, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Ông xuất thân là một nhà nho, nhưng lại chú tâm vào cái học thực nghiệp.
-
Hồ Nghinh (1913 - 2007)
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, ở vị trí công tác nào, ở bất cứ đâu, nhất là những nơi khó khăn, ác liệt và phức tạp, đồng chí Hồ Nghinh cũng bám sát cuộc sống, lấy thực tiễn cuộc sống làm cơ sở cho tư duy sáng tạo trong việc lãnh đạo, chỉ đạo của mình (Nhà văn Hồ Duy Lệ).
-
Lê Quang Sung (1905 - 1935)
Ông là Bí thư đầu tiên của Tỉnh ủy Chợ Lớn, đã lãnh đạo các cuộc đấu tranh của công nhân hãng rượu Bình Tây (8/1930), của công nhân Bình Đăng, Bình Trị Đông đòi giảm sưu thuế.
-
Lê Đình Thám (1897 – 1969)
Lê Đình Thám là bác sĩ, pháp sư, cư sĩ Phật giáo, nhà hoạt động hoà bình; tự Châu Hải, Pháp danh Tâm Minh, quê làng Đô Mỹ (Phú Mỹ) tổng Phú Khương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), con của Thượng thư, Đông các Đại học sĩ Lê Đỉnh, mẹ là bà Phan Thị Hiệu; em ruột chí sĩ Lê Đình Dương.
-
Lê Đình Lý (1790 - 1858)
Lê Đình Lý là danh tướng nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông là vị tướng đầu tiên của triều đại này đã tử trận trong công cuộc chiến đấu chống quân Pháp xâm lược nước ta vào năm 1858.
-
Lê Cơ (1859 - 1916)
Sớm tiếp thu tư tưởng của phong trào Duy Tân là muốn cứu nước thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp trước hết phải "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh", ông lập trường tân học Phú Lâm, với cách tổ chức, nội dung và phương pháp giáo dục tiên tiến nhất so với cả nước thời bấy giờ.
-
Đỗ Quang (1807 - 1866)
Danh nhân Đỗ Quang sinh ngày 25 tháng 9 năm Đinh Mão ( 1807) trong một gia đình khoa bảng. Năm 1827 ông được xung chức hành tẩu Bộ Binh. Khoa thi năm nhâm thìn 1832 ông thi đỗ tiến sĩ và lần lượt đảm nhiệm các chức: Tri phủ Diễn Châu, án sát Quảng Trị, Công Bộ Thị Lang, giám khảo trường thi, thăng chức Lang Trung, làm giảng quan, duyệt quyển thi đình, thự tham tri Bộ Lễ, ở vị trí nào ông cũng mang hết tài năng và tình cảm của mình chăm lo đời sống nhân dân, thương dân mất mùa đói khổ ông tự giảm thuế cho dân nên bị triều đình trách phạt, phải chịu tội đồ, khi phúc tra ông được minh oan, phục nguyên chức cũ.
-
Huỳnh Ngọc Huệ (1914 - 1949)
Huỳnh Ngọc Huệ là một chiến sĩ cộng sản kiên cường, bất khuất trong chiến đấu, thông minh và có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng ngành quân giới ở cấp tỉnh và khu. Ông đã từng giữ chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng và là lãnh đạo Ủy ban khởi nghĩa thành phố (năm 1945), năm 1946, ông là Đại biểu quốc hội của tỉnh Quảng Nam khóa 1. Ngoài ra, ông là một trong các vị sáng lập Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, năm 1946, ông là ủy viên chấp hành liên hiệp công đoàn thế giới.
-
Châu Thượng Văn (1856 - 1908)
Châu Thượng Văn hiệu Thơ Đồng, người làng Minh Hương (Hội An). Tổ tiên ba đời của ông là người Trung Hoa, trung thành với nhà Minh, không chịu sống dưới chính quyền Mãn Thanh, đã vượt biển sang Việt Nam, được chúa Nguyễn cho cư ngụ ở Hội An, Quảng Nam. Nhờ hưởng tổ phụ, gia cư ông vào hạng giàu có.
-
Bùi Chát (1925 - 1966)
Bùi Chát là người đầu tiên quê ở Quảng Nam được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kháng chiến chống Pháp và cũng là lớp chiến sĩ được phong Anh hùng đầu tiên của lực lượng vũ trang Quân khu V.
GIỚI THIỆU ĐÀ NẴNG
THĂM DÒ Ý KIẾN
Theo bạn nội dung cung cấp trên
Cổng thông tin điện tử như thế nào ?

KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG

ĐÁNH GIÁ ĐƠN VỊ