Breadcrumb
Xuất bản thông tin
-
グハンソン(Ngu Hanh Son)地区
グハンソン地区は、旧ダナン市の1つの区とホアヴァン県の2つの町村が基礎となり、クァンナム-ダナン省から分離し、中央政府に属する別管理の単位として設置されました。
-
Năm 2015: Điều hành ngân sách chặt chẽ, tránh việc chi ngân sách ngoài dự toán
Chiều 23-12, UBND thành phố tổ chức Hội nghị giao kế hoạch năm 2015 cho các sở, ban, ngành và địa phương. Đồng chí Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND thành phố chủ trì Hội nghị.
-
Di tích Đà Nẵng - những trang sử tuyệt đẹp
Như bao địa phương khác, Đà Nẵng đã trải qua bao thăng trầm trên con đường phát triển của mình. Những di tích còn lại là chứng tích cho một quá khứ vươn lên kiên cường, không mệt mỏi của mảnh đất này.
-
Thành Điện Hải
Thành Điện Hải trước là đồn Điện Hải, xây dựng năm 1813 (Gia Long thứ 12) gần cửa biển Đà Nẵng. Năm 1823 (Minh Mạng thứ 4) cho dời đồn Điện Hải vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao. Đồn được xây bằng gạch.
-
Bảo tàng điêu khắc Chămpa Đà Nẵng
Bảo tàng điêu khắc Chămpa, thường được dân chúng gọi là "Bảo tàng Chàm" (dịch từ Musée Cham ) nằm ở giao điểm đường Bạch Đằng và đường Trần Phú, thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Ngôi nhà được mô phỏng theo đường nét kiến trúc kiểu tháp Chăm cổ, nằm trong khuôn viên có nhiều cây sứ cổ thụ.
-
Thành An Hải
Cùng với thành Điện Hải nằm bên tả ngạn sông Hàn, thành An Hải nằm bên phía hữu ngạn là 2 tấn sở quan trọng để bảo vệ Đà Nẵng được xây dựng từ thời Gia Long (1802-1820).
-
Vết tích những nấm mồ quân xâm lược ở Đà Nẵng giữa thế ký XIX hiện còn lưu lại
Những phát đại bác đầu tiên của liên quân Pháp - Tây Ban Nha bắn vào các pháo đài phòng thủ của quân Việt Nam ở Đà Nẵng vào sáng ngày 1-9-1858, mở đầu cuộc xâm chiếm nước ta. Bọn xâm lược đã gặp phải sức kháng cự quyết liệt của quân và dân ta. Cho đến hết năm 1858, chúng vẫn không sao thực hiện được mục đích mở rộng địa bàn chiếm đóng, phá vỡ thế phòng thủ của ta, nhằm tạo một bước ngoặt cho cuộc chiến tranh. Tướng chỉ huy quân liên quân lúc bấy giờ là Đô đốc Rigault de Genouilly bèn quyết định chuyển hướng tiến công vào Gia Định. Đầu tháng 2-1859, chúng chỉ để lại ở Đà Nẵng một đại đội lính và vài chiến hạm, số quân còn lại được chuyển vào đánh chiếm Gia Định.
-
Trận đánh Pháp đầu tiên trên đèo Hải Vân (28-2-1886)
Theo lệnh của De Courcy, Tổng tư lệnh binh đoàn viễn chinh Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, tướng Prud’homme đóng tại Huế đã cấp tốc điều động đội công binh mở nhanh con đường chiến lược Huế – Đà Nẵng, mà đặc biệt là đoạn đường qua đèo Hải Vân.
-
Đài tưởng niệm những Liệt sĩ ngành giao bưu Quảng Nam - Đà Nẵng
Tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng một hécta, nằm dọc theo đường Ngô Quyền, thuộc phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, đài tưởng niệm liệt sĩ ngành giao bưu tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945-1975) là một trong những khu di tích lịch sử khá độc đáo của thành phố Đà Nẵng hiện nay.
-
Hải Vân - "Thiên hạ đệ nhất hùng quan"
Núi Hải Vân hay Hải Vân Sơn là ngọn núi cuối cùng của một mạch núi đâm ngang ra biển lớn nhất của dãy Trường Sơn hùng vĩ, mà đỉnh cao nhất 1.450m, tưởng chừng vươn tới trời xanh, đỉnh núi lẫn trong mây, còn chân núi chìm trong nước biển mênh mông.
-
Đình Nại Nam
Đình làng Nại Nam nay ở khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cường, quận Hải Châu. Đình được xây dựng năm ất Tỵ (1905) từ công sức đóng góp của dân địa phương, thờ Thành hoàng bảo an chính trực, bổn xứ thổ thần và các vị tiền nhân của làng.
-
Đình Quá Giáng
Nhà thờ chư phái tộc Quá Giáng nay nằm ở thôn Quá Giáng, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Nhà thờ được xây dựng năm Tân Tỵ (1821) thờ Quan Thánh và các vị tiền hiền của bốn tộc Đinh, Lê, Trần, Nguyễn - những người có công theo Chúa Nguyễn vào Nam khai phá đất đai lập nên làng Quá Giáng xưa bao gồm vùng Quá Giáng, Giáng Nam, Trà Kiểm, An Lưu và xóm Cồn Mong.
-
Khu nghĩ dưỡng Bà Nà
Núi Bà Nà nằm về phía tây thành phố Đà Nẵng, dựa lưng vào dãy Trường Sơn, cách trung tâm thành phố 28km tính theo đường chim bay, nhưng đi theo đường ôtô lên tới đỉnh đến 45km, trong đó có 26km đường đèo dốc quanh co.
-
Sơn Trà - Khu bảo tồn thiên nhiên trong thành phố
Sơn Trà - một địa danh chỉ một bán đảo có diện tích 4.370ha, vừa chỉ một dãy núi dài 13,5km, án ngữ phía đông bắc thành phố Đà Nẵng, tạo nên bức tường thành ngăn gió bão làm cho vũng Đà Nẵng kín gió, nơi neo đậu tàu thuyền an toàn hơn. Sơn Trà còn là một địa danh hành chính cấp quận gồm 7 phường kể từ khi Đà Nẵng tách khỏi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương (1-1-1997).
-
Di tích K20
Khu Di tích lịch sử cách mạng K20 là tên gọi do Quận ủy Quận III đặt để làm mật hiệu liên lạc thời chống Mỹ. Khu di tích nằm trên địa bàn Khối phố Đa Mặn, phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn; trên tuyến đường từ trung tâm thành phố đến khi di tích Ngũ Hành Sơn và Đô thị cổ Hội An.
-
Đình Bồ Bản
Làng Bồ Bản được hình thành do các vị tiền hiền của tộc Trần, Hồ, Trương, Nguyễn từ các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An vào Nam khai khẩn đất đai lập nghiệp từ những năm cuối thế kỷ XV. Đến đời vua Lê Hiển Tông, niê hiệu Cảnh Hưng (1740- 1786) có thêm các họ Tán, Đinh, Nguyễn, Phạm và trở thành hậu hiền của làng.
-
Đình Túy Loan
Đình làng Túy Loan được xây dựng vào năm Thành Thái thứ nhất (1889) với diện tích trên 110 m2 nằm trong khuôn viên rộng hơn 8.000m2 (16 sào). Đình hiện tọa lạc tại thôn Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, nằm cách Trung tâm thành phố 15 cây số về phía Tây Nam, giáp với xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang. Đình Túy Loan được công nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1999. Trải qua nhiều lần tôn tạo, phục dựng, đình trở lại gần như nguyên trạng ban đầu.
-
Đình Hải Châu
Đình làng Hải Châu nằm tại kiệt 42, đường Phan Chu Trinh, thuộc Tổ 6, phường Hải Châu 1. Phía trước có hồ nước lớn, ở giữa sừng sững hòn non bộ rợp bóng cây bồ đề trên dưới trăm tuổi. Trên cổng Tam Quan vẫn còn rõ tên Hải Châu Chánh Xã bằng chữ Hán. Qua khoảng sân rộng là một quần thể kiến trúc chính gồm: Đình Hải Châu, Nhà thờ Tiền Hiền, nằm giữa hai nhà thờ tộc thành hình chữ "nhất". Nhà thờ bên trái của tộc Nguyễn Văn mới tách ra, còn nhà thờ bên phải gọi là Kinh An Tự thờ chung 42 bài vị của 42 tộc họ. 42 tộc họ này đều từ thôn Hiếu Hiền, xã Hải Châu, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa, theo vua Lê Thánh Tôn vào Nam từ năm Tân Mão (1471).
-
"Nghĩa địa Tây ban nha" – chứng tích duy nhất về cuộc viễn chinh của thực dân Pháp
Những phát đại bác đầu tiên của liên quân Pháp - Tây Ban Nha bắn vào các pháo đài phòng thủ của quân Việt Nam ở Đà Nẵng vào sáng ngày 1-9-1858, mở đầu cuộc xâm chiếm nước ta. Bọn xâm lược đã gặp phải sức kháng cự quyết liệt của quân và dân ta. Cho đến hết năm 1858, chúng vẫn không sao thực hiện được mục đích mở rộng địa bàn chiếm đóng, phá vỡ thế phòng thủ của ta, nhằm tạo một bước ngoặt cho cuộc chiến tranh. Tướng chỉ huy quân liên quân lúc bấy giờ là Đô đốc Rigault de Genouilly bèn quyết định chuyển hướng tiến công vào Gia Định. Đầu tháng 2-1859, chúng chỉ để lại ở Đà Nẵng một đại đội lính và vài chiến hạm, số quân còn lại được chuyển vào đánh chiếm Gia Định.
-
Nghĩa trũng Hòa Vang
Năm 1864, theo đề nghị của Bố chánh tỉnh Quảng Nam là Đặng Huy Trước, vua Tự Đức đã ban lệnh quy tập hài cốt các nghĩa sĩ, nghĩa dân hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở mặt trận Đà Nẵng trong những năm 1858-1860, kể cả những nấm mồ vô thừa nhận vào 2 khu nghĩa trũng ở làng Phước Ninh và làng Nghi An.
-
Bia chùa Long Thủ
Bia chùa Long Thủ được dựng trong khuôn viên chùa Long Thủ nay đổi tên là chùa An Long. Chùa tọa lạc trên một khu đất nằm phía sau lưng Bảo tàng Điêu khắc Chăm, thuộc địa bàn phường Bình Hiên, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Bia chùa Long Thủ được dựng vào năm Thịnh Đức thứ 5, triều vua Lê Thần Tông (1658). Bia do ông Lê Gia Phước, pháp danh Pháp Giám, người làng Hải Châu viết. Nội dung bia nói về nguyên nhân xây dựng và tên gọi của chùa Long Thủ, tên họ những người đã đóng góp tiền của, đất đai để xây dựng chùa cùng danh sách những mảnh đất được cúng.
-
Nghĩa trũng Phước Ninh
Theo bi ký của nghĩa trũng Phước Ninh lập năm Tự Đức thứ 29 (1876), thì Án sát Quảng Nam Nguyễn Quý Linh và Lãnh binh Trương Tải Phú đã chọn đất ở làng Phước Ninh để làm nơi quy tập hài cốt của những nghĩa sĩ, nghĩa dân đã hy sinh trong trận Pháp đánh chiếm Đà Nẵng trong những năm 1858-1860. Quản cơ Nguyễn Lân cùng Hiệp quản Nguyễn Đồ đã chỉ huy quân lính tìm được hơn 1.500 ngôi mộ, bốc hài cốt vào những quách bằng sành, đưa về mai táng tại nghĩa trũng Phước Ninh.
-
Cù Lao Chàm
Cù lao Chàm là một quần đảo gồm 7 đảo (hòn Lao, hòn Tai, hòn Dài, hòn Mồ, hòn Lá, hòn Khô Mẹ và hòn Khô Con), có tổng diện tích trên 15km2, trong đó rừng chiếm khoảng 90%.
-
Di tích chiến thắng đồn Thu Bồn (18-8-1949)
Thu Bồn nguyên là tên một làng nằm bên hữu ngạn con sông cùng tên, thuộc tổng Mậu Hòa, phủ Duy Xuyên, nay là một thôn của xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên.
-
Di tích chiến công của 7 dũng sĩ Điện Ngọc (26-4-1962)
Một tiểu đội đặc công của quân giải phóng do Lê Tấn Viễn và Võ Như Hưng chỉ huy đã chiến đấu ngoan cường và anh dũng chống lại một đại đội biệt kích người Nùng, một trung đội bảo an và hai trung quân địa phương trong suốt một ngày trời (26-4-1962), trên một địa bàn trống trải ở xã Điện Ngọc. Đến gần chiều tối, địch lại tăng viện thêm một đại đội biệt kích, hòng bao vây tiêu diệt đội đặc công của ta.
-
Di tích địa đạo Kỳ Anh thời chống mỹ
Kỳ Anh (thuộc xã Tam Thăng) là vùng cát nằm bên ngoài tỉnh lỵ Quảng Tín - cơ quan đầu não của ngụy quyền đóng tại thị xã Tam Kỳ - chỉ cách 4-5km theo đường chim bay. Phía bắc là căn cứ Tuần Dưỡng (Thăng Bình), phía nam là căn cứ An Hà. Trong tình thế bị bao vây, địa hình chiến đấu không thuận lợi, các lực lượng vũ trang cách mạng không có nơi ẩn náu an toàn.
-
Di tích khu căn cứ Phước Trà (1973-1975)
Phước Trà hiện nay là một xã thuộc huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Trong Kháng chiến chống Mỹ , nơi đây đã từng được chọn đặt căn cứ của Khu ủy V từ năm 1973 đến 1975.
-
Hồ Phú Ninh
Phú Ninh nguyên là tên của một làng trung du thuộc tổng Phước Lợi, phủ Tam Kỳ, nay là một thôn của xã Tam Ngọc thuộc huyện Phú Ninh. Từ ngày 23-9-1977, tên gọi Phú Ninh được chính thức đặt cho công trình đại thủy nông lớn nhất tỉnh từ trước đến nay. Hồ Phú Ninh nằm cách trung tâm thị xã Tam Kỳ về phía tây 7km. Dòng sông Ba Kỳ từ ngàn đời đổ nước vào sông Tam Kỳ rồi chảy ra biển đã bị chặn dòng bởi một con đập nhân tạo lớn tại núi Yon Thành và núi Yon Móc để tích nước cung cấp cho nông nghiệp và sinh hoạt.
-
Hòn Kẽm
Hòn Kẽm là tên một hòn núi nằm giữa hai xã Quế Lâm và Quế Phước của huyện Quế Sơn trước đây, do có sự điều chỉnh về địa giới hành chính, hòn Kẽm nay là ranh giới giữa hai huyện Nông Sơn và Hiệp Đức. Núi mang tên "Hòn Kẽm" để chỉ địa hình nơi đây "hai bên là vách núi dựng đứng, ở giữa là dòng sông". Theo sách Việt ngữ chánh tả từ vị của Lê Ngọc Trụ: "Kẽm là khe, lối hẹp, hai bên có núi". Ví dụ: Kẽm Trống trên dòng sông Đáy tỉnh Hà Nam.
-
Hòn Bằng Than
Dân gian quen gọi là "Bàn Than" và cả trên một số sách báo cũng thường viết là "Bàn Than", với cách giải thích theo kiểu trực quan là một hòn núi có đỉnh bằng phẳng giống như mặt "bàn". Thực ra, đúng tên là "Bằng Than". Bằng ở đây có nghĩa là bằng phẳng. Có thể kể ra một số ví dụ về cách cấu tạo địa danh theo kiểu này. Hòn Bằng (xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên), núi Bằng Thùng (tây huyện Quế Sơn), Bằng Võ (chỉ nơi đất bằng như sân vận động, dùng làm nơi luyện tập nghĩa quân thời Nghĩa hội ở căn cứ Trung Lộc) và Bằng Chò (tây Quảng Ngãi)…
-
Tháp Bằng An
Tháp Bằng An thuộc làng Bằng An, nay là một thôn của xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nằm bên cạnh tỉnh lộ 609, cách Đà Nẵng 27km về phía nam. Nhà nghiên cứu người Pháp H. Parmentier từ đầu thế kỷ XX đã có nhận xét đây là một tháp Chămpa có dáng vẻ kỳ lạ trong lịch sử kiến trúc cổ Chămpa.
-
Nhóm tháp Khương Mỹ
Di tích Chămpa Khương Mỹ nằm ở làng Khương Mỹ, huyện Hà Đông, nay thuộc xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, ở phía nam sông Tam Kỳ, cách trung tâm thị xã 2km.
-
Một số chứng tích về tội ác của địch trong cuộc chiến tranh xâm lược (1954-1975)
Quảng Nam-Đà Nẵng là chiến trường ác liệt nhất, bị tàn phá và hủy diệt nặng nề nhất ở miền Nam thời chống Mỹ. Đây cũng là nơi đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ lên bờ biển Phú Lộc (Đà Nẵng), mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược trực tiếp nước ta. Ở phía nam tỉnh Quảng Nam, một đại đội lính Mỹ bị diệt gọn trong trận Núi Thành (26-5- 1965), mở đầu cao trào đánh Mỹ trên khắp chiến trường miền Nam.
-
Khu tháp Chămpa Mỹ SƠn - Di sản Văn hoá thế giới
Tại một thung lũng chiều dài khoảng 2km, chiều rộng hơn 1km, nằm bên cạnh làng Mỹ Sơn thuộc tổng An Hòa, phủ Duy Xuyên, nay thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70km về phía tây nam. Vào năm 1885, một toán lính Pháp tình cờ trong khi đặt đường dây điện tín đã phát hiện khu tháp Chămpa bị phủ bởi cây rừng và dây leo, nằm ở tọa độ 15o46’ vĩ độ Bắc và 106o07’ kinh Đông.
-
Thành tỉnh La Qua
Sau khi trấn Quảng Nam đổi thành tỉnh Quảng Nam (1832), thì năm sau, tỉnh lỵ Quảng Nam từ xã Thanh Chiêm được dời về xã La Qua, tổng Hạ Nông, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn.
-
Di tích khu căn cứ Nước Oa (1960-1973)
Nước Oa nguyên là tên của một con sông nằm trong rừng già thuộc xã Trà Tân, huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam. Trong bối cảnh chính quyền Ngô Đình Diệm đang thi hành những chiến dịch "tố cộng", "diệt cộng" khốc liệt, nhằm đánh phá và tiêu diệt phong trào cách mạng ở miền Nam, Khu ủy V và Tỉnh ủy Quảng Nam đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh công tác xây dựng miền núi thành căn cứ địa cách mạng để bảo vệ và duy trì phong trào.
-
Di tích chiến thắng Thượng Đức (7-8-1974)
Căn cứ Thượng Đức nằm trên thôn Hà Tân thuộc xã Đai Lãnh, nơi ngã ba sông Con gặp sông Vu Gia, cạnh tỉnh lộ 609, cách thành phố Đà Nẵng 45km. Phía tây dựa vào dãy Trường Sơn, nam và đông bắc được bao bọc bởi sông, theo đánh giá của địch, đây là một "căn cứ bất khả xâm phạm"(!).
-
Di tích chiến thắng Núi thành (25-5-1965)
Núi Thành là tên gọi một cụm đồi trọc nằm ở xã Tam Nghĩa, huyện Tam Kỳ, nay là huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, ở cạnh đường sắt và quốc lộ 1A về phía tây, gần ranh giới hai tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi.
-
Kinh thành sư tử (simphaura) ở Trà Kiệu
Di tích kinh thành Sư Tử (Simhapura) nằm ở làng Trà Kiệu, tổng Mậu Hòa, phủ Duy Xuyên, nay là xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía nam, nằm bên cạnh tỉnh lộ 610.
-
Nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng
Ngôi nhà nhỏ xây dựng theo kiến trúc phổ biến ở địa phương vùng trung du gồm ba gian hai chái, mái ngói, tường vôi, hình chữ nhật (7,6mx 12m), khung bằng gỗ mít, nằm trong khu vườn trồng chè, cây ăn trái rộng khoảng 4.000m2, ở cạnh đường Tiên Phước - Trà My. Có lẽ cái danh hiệu Mính Viên (có nghĩa là Vườn chè) của cụ bên có gốc gác liên quan đến đặc điểm miệt vườn của đất trung du này.
-
Nhóm tháp Chiêm Đàn
Di tích gồm 3 tháp thuộc làng Chiên Đàn, nay là xã Tam An, huyện Phú Ninh, nằm bên cạnh tây của quốc lộ 1A, cách thành phố Đà Nẵng 60km. Ba tháp xếp thành một hàng theo trục bắc - nam, cửa ra vào ở hướng đông. Tháp Giữa còn khá nguyên vẹn. Đỉnh tháp còn lại một tầng, tiền sảnh và các cửa giả bị sụp hỏng mất phần chân.
-
Mộ Ông Ích Khiêm
Lăng mộ danh nhân Ông Ích Khiêm hiện toạ lạc tại nghĩa trang xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 10km về phía tây - nam. Ông Ích Khiêm, tự là Mục Chi, ông sinh ngày 21 tháng 12 năm Mậu Tý (1829) tại làng Phong Lệ, tổng Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay là làng Phong Lệ Bắc, xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang.
GIỚI THIỆU ĐÀ NẴNG
THĂM DÒ Ý KIẾN
Theo bạn nội dung cung cấp trên
Cổng thông tin điện tử như thế nào ?

KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG

ĐÁNH GIÁ ĐƠN VỊ