Giới thiệu Địa danh Quảng Nam – Đà Nẵng

Địa danh của Quảng Nam – Đà Nẵng khá phong phú, có thể đến nhiều ngàn. Ngoài địa danh thuần Việt, còn có địa danh gốc Chăm, gốc Hán, gốc dân tộc thiểu số, gốc Pháp…. Cổng Thông tin Điện tử thành phố trân trọng giới thiệu với độc giả các địa danh của Quảng Nam - Đà Nẵng.


Phần địa danh này được trích từ sách Địa chí Quảng Nam – Đà Nẵng, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 2010, do tác giả Thạch Phương và Nguyễn Đình An chủ biên với sự tham gia biên soạn của các tác giả: Bùi Chí Hoàng, Hoàng Châu Ký, Hồ Hải Học, Lâm Quang Huyên, Lê Khôi, Lê Trí Viễn, Mai Phước Ngọc, Nguyễn Đình An, Nguyễn Phúc, Nguyễn Phước Tương, Nguyễn Thanh Lợi, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Văn Xuân, Phan Văn Hường, Thạch Phương, Trần Nam Tiến, Trần Viết Ngạc, Võ Văn Thắng.

Cổng TTĐT thành phố

Địa danh

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

Quảng Nam Đà Nẵng qua các địa danh (phần 15)

Răng cưa: Dãy núi nằm ở phía cực nam tỉnh Quảng Nam, gồm nhiều đỉnh nhọn cao thấp nối nhau liên tục như hình răng cưa, làm ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Quảng Nam Đà Nẵng qua các địa danh (phần 13)

Núi Thành: Cụm đồi trọc có độ cao từ 45 – 50 m, nằm ở phía tây căn cứ quân sự Chu Lai 4 km, cách bờ biển 6km, thuộc xã Tam Nghĩa, huyện Tam Kỳ, nay là huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Quảng Nam Đà Nẵng qua các địa danh (phần 7)

Giáo Lao: Núi có đỉnh nhọn như mũi giáo, có tên là Chủ Sơn (Đại Nam nhất thống chí), nằm ở phía tây bắc huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Sườn núi phía Đông trở về Nam thuộc địa giới nguồn Lỗ Đông, đổ ra sông Yên, sườn núi phía Bắc thuộc địa giới nguồn Cu Đê, đổ ra vịnh Đà Nẵng.

Quảng Nam Đà Nẵng qua các địa danh (phần 11)

Nà Lầu: Triền đồi thuộc thôn 10, xã Tiên Thọ, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Vào năm 1885, khi Nguyễn Duy Hiệu đặt bản doanh của Nghĩa hội Quảng Nam tại đây, cho xây một vọng gác ở trên cao để quan sát từ xa mà dân địa phương gọi là "lầu". Nơi đây từng xảy ra nhiều cuộc đụng độ giữa quân triều đình và lực lượng nghĩa quân thời Cần Vương.

Quảng Nam Đà Nẵng qua các địa danh (phần 12)

Ô Gia: Sông phát nguyên từ các rừng già phía Tây Bắc tỉnh Quảng Nam, chảy qua huyện Đại Lộc, hợp lưu với sông Thu Bồn từ Quế Sơn đổ xuống tại Giao Thủy, thành sông lớn chảy qua vùng đồng bằng Điện bàn, Duy Xuyên,. Cũng gọi là sông Vu Gia.

Xuất bản thông tin

Navigation Menu

Navigation Menu