“Người mẹ” của những trẻ khuyết tật
Dạy trẻ bình thường đã khó, dạy trẻ khuyết tật thì khó trăm bề nếu không xem những đứa trẻ ấy như chính con của mình... Đó là chia sẻ của cô giáo Hồ Thị Mỹ Dung khi tâm sự về nghề.
Tốt nghiệp Đại học sư phạm chuyên ngành giáo dục đặc biệt, Hồ Thị Mỹ Dũng (SN 1986, quê Trà My, Quảng Nam) vào dạy tại trường Phổ thông Chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu, nay là Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng (gọi tắt là Trung tâm hòa nhập). Hỏi cô tại sao lại chọn nghề giáo “đặc biệt”, cô không giấu giếm mà chia sẻ: “Hồi học phổ thông, tình cờ mình đến một cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật và thực sự rất thương các bạn nhỏ đã không may mắn khi sinh ra. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, mình đã thi vào Đại học sư phạm chuyên ngành giáo dục đặc biệt nhằm giúp đỡ các em”.
Với tâm thế và tình thương bao la dành cho các trẻ khuyết tật tưởng chừng Mỹ Dung sẽ dễ dàng trong việc dạy các em, nhưng Mỹ Dung vẫn bị “sốc” khi ra trường đi dạy bởi cô giáo dạy mà các em không thể hiểu. Dung tâm sự rằng ở trong trường toàn học lý thuyết, chưa có thực hành; trong khi dạy ở trường thì gồm các học sinh như khiếm thị, khiếm thính, bại não, thiểu năng trí tuệ, tự kỷ… Phải mất một thời gian, cộng với quá trình được nhà trường cho đi tập huấn, dần dần Dung đã lấy lại được tinh thần và bắt đầu “dấn thân”, yêu nghề, thương các em học sinh khuyết tật hơn.
Dung đúc kết kinh nghiệm rằng, mỗi học sinh khuyết tật cần phải có một phương pháp giảng dạy khác nhau. Điển hình như đối với học sinh khiếm thính thì dùng phương pháp trực quan là phương pháp chủ đạo. Người giáo viên dạy bằng các cử chỉ, ký hiệu, ngón tay, tạo sự giao tiếp cho các em. Hay như đối với trẻ tự kỷ thường có những hành vi bất thường, người giáo viên phải tìm các giải pháp nhằm giảm thiểu hành vi, điều hòa cảm giác, tạo cảm giác cho các em. Đối với các em “chậm phát triển” thì cô giáo phải dạy những từ ngắn gọn, đơn giản nhất để cho các em hiểu và lặp đi lặp lại nhiều lần. “Đặc trưng của các em là chậm nhớ, mau quên. Cô phải thường xuyên trò chuyện, trao đổi để cho học sinh có niềm tin tưởng ở cô, lúc đó trò mới hợp tác, cô giáo mới dạy tốt được”, Mỹ Dung chia sẻ.
Nhiệt tình, tâm huyết, sáng tạo là những gì có được ở nơi cô giáo Hồ Thị Mỹ Dung
Vất vả, nhọc nhằn nhưng cô giáo Mỹ Dung xem Trung tâm hòa nhập như chính ngôi nhà của mình, các em học sinh như người cháu, người con. “Khi dấn thân vào nghề rồi thì mình cảm thấy yêu nghề, cảm thấy yêu các em lắm. Các em sinh ra đã thiệt thòi nên cần phải bù đắp lại bằng rất nhiều thứ, trong đó phải bằng một tình cảm chân thành”, Dung nói. Không chỉ có dạy cho các em, Dung còn dạy kỹ năng giao tiếp của người khiếm thính cho các bậc phụ huynh. Bởi lẽ nhiều phụ huynh không thể giao tiếp được với con, không hiểu chính con của mình. Chị M.P. có con khiếm thính học tại Trung tâm hòa nhập chia sẻ: “Thật tình tôi không thể giao tiếp được với con. Tôi phải nhờ cô Dung chỉ bảo phương pháp để nói chuyện cùng con. Cô rất tận tình dạy cho mình, từ đó hai mẹ con đã nói chuyện với nhau được. Khi mình nói con hiểu, con nói mình nghe, cảm giác hạnh phúc vô cùng”.
Thân thương như người mẹ, cô Dung đã giúp em Trang (học sinh lớp 4 khiếm thính) tìm lại được mái ấm hạnh phúc gia đình. Cô tâm sự: “Những ngày đầu bước vào lớp 1, Trang rất buồn và hay kể rằng, bố mẹ bỏ nhau, con ở với bố. Bây giờ con muốn bố với mẹ về ở với nhau để cho con vui”. Hiểu được tâm sự của cô bé khiếm thính nhỏ bé, cô Dung đã tìm gặp bố Trang để trút bầu tâm sự giúp con. Ít lâu sau thì bố mẹ của em Trang đã về ở chung với nhau, ngày ngày cùng nhau đưa Trang đến trường. Niềm vui và hạnh phúc đã tràn ngập trên khuôn mặt luôn rạng ngời của cô bé khiếm thính bé nhỏ. Và, niềm vui ấy cũng đã lan sang cả cô giáo Dung, là động lực để cô nỗ lực hơn nữa vì những cô cậu học trò không may mắn.
Hơn 10 năm gắn bó với học sinh khuyết tật, nắm được nhiều đặc điểm, hạn chế của học sinh, cũng như phương pháp dạy cũ còn hạn chế, Mỹ Dung đã không ngừng nỗ lực học tập và tìm tòi, sáng tạo. Cô đã có 4 sáng kiến kinh nghiệm giúp trẻ khuyết tật học và giao tiếp tốt, được ngành giáo dục thành phố Đà Nẵng đánh giá cao. Nói như cô Đỗ Thị Đỗ Quyên, Giám đốc Trung tâm hòa nhập, Dung là một giáo viên trẻ, có năng lực, có tinh thần vượt khó vươn lên và dạy tốt. Quá trình giảng dạy luôn tìm tòi, sáng tạo, luôn tích cực hỗ trợ, giúp đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy và biết gắn kết, chia sẻ với gia đình học sinh, tạo những môi trường tốt nhất để học sinh phát triển. Đây là một cô giáo giỏi toàn diện !
10 năm giảng dạy ở Trung tâm hòa nhập, Hồ Thị Mỹ Dung đã gặt hái nhiều thành tích nổi bật như: giáo viên dạy giỏi cấp thành phố; giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp thành phố; chiến sĩ thi đua cơ sở nhiều năm liền; được Chủ tịch UBND thành phố tặng Bằng khen. Đặc biệt, cô là một trong 25 gương mặt giáo viên tiêu biểu của ngành giáo dục đào tạo thành phố được tuyên dương nhân kỷ niệm 36 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. |
Bài và ảnh: TIỂU NHI
Đánh giá bài viết:
An sinh xã hội
Tin tức - sự kiện
Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025
Đây là phát biểu chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Anh Thi tại cuộc họp với các sở, ngành, đơn vị liên quan về tình hình triển khai Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 vào chiều 14-5.
Dấu lặng bên chân đèo đến mạch sống mới
Gần 13 năm trôi qua, kể từ ngày những con thuyền cuối cùng rời bến làng Vân, đưa bao phận người lặng lẽ từ chân đèo Hải Vân về định cư nơi phố thị. Đó không chỉ là một cuộc di dời, mà là cuộc chuyển mình lớn nhất đời người.
Phát triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn gắn với Hải Vân Quan
Từ tình trạng xuống cấp, cây cỏ dại phủ lối và đứng trước nguy cơ có thể sụp đổ bất cứ khi nào, di tích Hải Vân Quan đã thật sự hồi sinh sau “cái bắt tay lịch sử” của Đà Nẵng và Huế, khẳng định vị trí quan trọng trên "Con đường di sản miền Trung" và trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách.
Từ ký ức rực sáng đến tương lai chuyển mình
Từng nổi danh khắp miền Trung với nghề làm pháo truyền thống, Nam Ô – ngôi làng ven biển phía Tây Bắc Đà Nẵng, nay đang bước vào hành trình chuyển mình mạnh mẽ với bước phát triển trung tâm công nghiệp, logistics và Khu thương mại tự do của Đà Nẵng trong chiến lược phát triển kinh tế biển.
Hối hả trên các công trình trọng điểm cửa ngõ Tây Bắc thành phố
Trên những công trình trọng điểm, động lực tại quận Liên Chiểu, không khí lao động ra rất rộn ràng, khẩn trương. Các nhà thầu, công nhân nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thi công, máy móc chuyên dụng hoạt động liên tục từ sáng sớm đến tối muộn, quyết tâm đưa công trình về đích đúng tiến độ - chất lượng - hiệu quả.
Chưa có bình luận ý kiến bài viết!